Mẹ&Con – Có rất nhiều mẹ vừa trải qua cơn “vượt cạn” chưa lâu lại phải đau đầu vì làm mọi cách mà sữa "vẫn không chịu xuống". Vậy có cách nào làm sữa mẹ xuống nhiều vừa đơn giản, hiệu quả mà lại không đau? Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón mẹ phải nhớ tuân thủ 4 nguyên tắc ăn uống này 6 sự thật quan trọng về sữa mẹ và vitamin D Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Để tìm được cách làm sữa mẹ xuống nhiều trước tiên mẹ cần hiểu sữa được tiết ra như thế nào và thế nào gọi là phản xạ xuống sữa?

Sữa mẹ tiết ra như thế nào?

Dịch sữa được xem là chất lỏng đầu tiên do tuyến sữa tạo ra. Dịch sữa là chất lỏng có độ dính, màu vàng, đậm đặc hơn sữa, có nồng độ đạm cao, không chứa mỡ, giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thụ. Dịch sữa có độ kháng thể cao, có tác dụng đẩy phân su đọng trong ruột trẻ sau khi sinh.

Sữa mẹ là chất lỏng, hơi ngọt, có màu đục. Trong sữa mẹ có ít đạm, nhiều mỡ và đường. Sữa sẽ bắt đầu xuống tuyến sữa trong vòng 2 – 5 ngày sau sinh. Càng cho trẻ bú sớm bao nhiêu, sữa sẽ càng xuống nhanh bấy nhiêu. Sữa mẹ xuống nhiều sẽ làm cho tuyến sữa to ra và căng lên. Sữa có thể tự chảy ra khỏi núm vú. Sau đó dần thay cho dịch sữa.

Phản xạ xuống sữa là gì?

Phản xạ xuống sữa được hiểu là khi trẻ bú mẹ trực tiếp, miệng, lưỡi tiếp xúc với ti, kích thích quầng vú và đầu ti. Khi đó, tuyến yên, tuyết nội tiết sẽ tạo ra hai hormone Prolactin và Oxytocin kích thích các nang sữa co thắt liên tục, sữa được phóng ra đồng loạt tạo phản xạ tiết sữa.

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều vừa đơn giản lại hiệu quả 5

Phản xạ xuống sữa được hiểu là khi trẻ bú mẹ trực tiếp, miệng, lưỡi tiếp xúc với ti, kích thích quầng vú và đầu ti (Ảnh minh họa).

Não bộ mất khoảng thời gian từ 1- 2 phút để kích thích phản xạ tiết sữa, phản xạ này kéo dài trung bình khoảng 3 phút và mẹ chỉ cảm nhận được từ 20 – 30 giây.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu, mỗi cữ trẻ bú sẽ có hơn 1 lần xuống sữa. Trung bình mỗi bên xuống sữa khoảng 2,2 lần. Phản xạ xuống sữa càng nhiều thì trẻ càng nhận được nhiều sữa.

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều

Cho trẻ bú đủ cữ: Những mẹ cho con bú đúng cách và liên tục thì sữa sẽ tiết nhiều hơn so với những mẹ không cho con bú. Theo chứng minh, khoảng 1 giờ sau khi cho con bú, lượng sữa đã đạt mức 40%, sau 2 giờ lượng sữa sẽ đạt mức 75% của lượng sữa trẻ đã bú và những lần bú không nên cách nhau quá lâu.

Sau khi cho con bú mà 2 bầu vú mẹ vẫn căng thì mẹ nên dùng tay hoặc máy vắt hết sữa ra, vì thông thường khoảng 2 – 3 giờ trẻ sẽ bú 1 lần. Điều này làm cho áp lực của sữa tăng lên, quá trình tạo sữa sẽ bị chậm lại.

Việc cho trẻ bú sữa mẹ cần kiên trì mỗi ngày vì mỗi lần cho trẻ bú sẽ làm cho phản xạ truyền sữa diễn ra mạnh hơn và lượng sữa cũng sẽ tăng dần lên.

Hút sữa đều đặn: Vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa thường xuyên cũng là cách làm sữa mẹ xuống nhiều. Khi tiến hành hút sữa mẹ nên chọn ở nơi quen thuộc, ngồi thoải mái và giữ tâm trạng vui vẻ. Hạn chế sự gián đoạn trong khi hút sữa. Không nên nhìn chằm chằm vào máy hút sữa để xem sữa có ra không. Tâm lý căng thẳng có thể ức chế sự xuống sữa.

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều vừa đơn giản lại hiệu quả 6

Hút sữa đúng cách và thường xuyên là cách làm cho sữa mẹ xuống nhiều (Ảnh minh họa).

Massage đầu vú: Các động tác massage đơn giản đầu vú sẽ giúp mẹ thư giãn và kích thích dây thần kinh quanh quầng vú và đầu ti.

Thực hiện: dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực khoảng 30 giây. Sau đó dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không quá mạnh. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên vắt tay hay hút máy.

Một số lưu ý khi cho trẻ bú sữa mẹ

Mẹ có thể có nhiều phản xạ xuống sữa cùng một lúc hoặc không cảm thấy gì khi xuống sữa. Phản xạ xuống sữa cũng có thể xảy ra khi mẹ nghĩ về trẻ, nghe thấy tiếng trẻ em khóc hay khi quan hệ tình dục có kích thích vào vú.

Nếu phản xạ xuống sữa xảy ra vào thời điểm bất tiện, mẹ có thể đặt hai cánh tay chéo trước ngực hoặc ép nhẹ lên vùng núm vú cho đến khi phản xạ tiết sữa tạm dừng lại.

Mẹ có thể dùng áo ngực có đệm miếng lót bằng vải bông gòn trong những tuần đầu trẻ mới tập bú để tránh cho sữa không bị chảy ra áo.

Hy vọng với những thông tin về cách làm sữa mẹ xuống nhiều trên đây sẽ giúp ích nhiều hơn cho những mẹ đang loay hoay với việc “mãi mà sữa vẫn không chịu xuống”.

Tags:

Bài viết liên quan