Mẹ&Con - Mùa hè là dịp các bé thích đi bơi, tai nạn do chuột rút khi bơi vẫn xảy ra thường xuyên, cũng có nhiều trường hợp các bé tử vong do chuột rút khi đi bơi. Làm thế nào để giúp con an toàn khi đi bơi? Hãy thử tham khảo những cách sau nhé. Những điều mẹ phải biết khi tập bơi cho bé Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở hồ bơi Xử lý khi bị chuột rút

Phòng tránh tai nạn đuối nước

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Tình trạng đuối nước hay còn gọi là chết đuối xảy ra khi trẻ em không biết bơi bị chìm trong nước, nạn nhân bất ngờ hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn và cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm cho trẻ em không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh.

hiki

Đuối nước và chuột rút là những nguyên nhân thường gặp khi bơi lội. ( Ảnh minh họa)

Khi trẻ bị đuối nước phải thực hiện những bước sơ cứu kịp thời và đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Đuối nước là do trẻ không biết bơi, thiếu Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh hợp lý sau đây:

– Khi trẻ đi đi bơi ở ao hồ, sông biển phải có sự giám sát của người lớn.

– Không cho trẻ nhảy xuống vùng nước mà không biết là nông hay sâu, vùng biển hay sông lạ chưa từng có người tắm.

– Không cho trẻ ăn no trước khi xuống hồ bơi.

– Chỉ cho trẻ đi bơi ở những nơi có người giám sát, nhân viên cứu hộ.

– Nên mặc áo phao khi di chuyển trên những phương tiện đường thủy.

– Cho trẻ tập bơi sớm.

– Khi nhà có em bé nhỏ, những vật dụng như lu, vại, chum, chậu nước lớn phải được che chắn cẩn thận.

– Không cho trẻ chơi, đùa nghịch gần sông suối, ao hồ để tránh bị ngã xuống hồ.

– Khi tắm biển nên tắm gần bờ để tránh bị cuốn ra xa.

Phòng chống tai nạn do chuột rút

Chuột rút (vọp bẻ), là cảm giác đau gây ra bởi sự co rút, thường là co cơ. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với nước lạnh đột ngột hay hoạt động quá sức. Ngoài ra, thể trạng yếu hoặc bị ngộ độc cũng có thể gây ra chuột rút.

hinhghi

Khởi động trước khi bơi giúp hạn chế được tình trạng chuột rút. (Ảnh minh họa)

Chuột rút thường xảy ra với những người bơi quá sức dẫn đến ra nhiều mồ hôi làm mất chất điện giải dẫn đến bị chuột rút. Khi bị chuột rút người đi bơi có  thể gặp tai nạn khôn lường, có thể dấn đến tử vong do đuối nước. 

Nếu bị chuột rút do thiếu ôxy cách can thiệp nhanh nhất là cho bé hít thở sâu để làm giãn cơ. Còn chuột rút do thiếu chất điện giải nên cho uống nhiều nước và bù chất điện giải. Cấp cứu tại chỗ là mát xa nhẹ nhàng lên chỗ bị đau có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh. 
Để phòng tránh chuột rút cho bé khi đi bơi nên tránh: 

–  Không cho bé xuống nước khi bụng no căng

– Uống nhiều đủ nước trước khi xuống hồ bơi

– Dành ít nhất 30 phút để khởi động cơ thể. Thực hiện những động tác với đốt sống cổ, khớp hông, khớp gối, khớp vai, cổ tay chân.

– Nếu đi biển nên cho bé chạy bộ cư lị ngắn trước khi bơi

– Khi xuống nước không nên bơi ngay. Tập thích nghi với nước rồi bơi từ từ nhẹ nhàng

– Mặc áo phao cho bé khi bơi, nếu chuột rút thì cũng sẽ không bị chìm

– Mang áo bơi hay mũ bơi sặc sỡ để mọi người nhanh chóng cứu bạn khi bạn có dấu hiệu chuẩn bị chuột rút.

– Khi chuột rút, hết sức bình tĩnh, một tay giơ lên ra hiệu, một tay liên tục bơi.

– Khi bơi biển, hãy thả nổi người khi thấy mình bị chuột rút, dùng tay quạt nước, lợi dụng sóng để dạt vào bờ.

Hãy trang bị cho bé thật tốt những kiến thức về việc bơi lội, sẽ giúp bé hạn chế được những tai nạn sông nước vào những ngày hè oi bức.

Tags:

Bài viết liên quan