Rửa tay sạch sẽ hàng ngày
Ngày từ khi trẻ bắt đầu tự làm được một số việc nho nhỏ như tự xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh,… mẹ nên dạy cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ mỗi ngày. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay những lúc chơi bẩn ở bên ngoài về nhà. Mẹ biết không, khi trẻ đi vệ sinh vi khuẩn gây các bệnh tiêu chảy có thể bám vào tay bé, nếu không được rửa sạch tay những vi khuẩn này sẽ đi vào bên trong cơ thể khi trẻ mút tay, đưa thức ăn vào miệng gây các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ.
Ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ nên rèn cho trẻ thói quen tự rửa tay mỗi ngày. ( Ảnh minh họa)
Còn vào những ngày thời tiết lanh, trẻ đi chơi bên ngoài mẹ cũng nên dạy bé rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và làm bất cứ việc gì. Vì vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp cũng có thể tấn công bé bất cứ lúc nào nếu chẳng may chúng bám vào tay, bé dùng tay để ngoáy mũi vô tình đưa vi khuẩn vào bên trong cơ thể.
Nếu bé của bạn lười biếng, không chịu rửa tay ban đầu mẹ hãy cùng làm với bé nhé. Hãy bắt đầu công việc rửa tay khó khăn của bé bằng những bài hát vui nhộn, chắc chắn bé sẽ vô cùng thích thú đây. Cứ như vậy, lâu dần bé sẽ quen với việc rửa tay sạch sẽ mỗi ngày.
Riêng với những bé tuổi mẫu giáo, ở lớp các bé đã được cô giáo hướng dẫn cách rửa tay bằng bài hát rất vui nhộn. Mẹ có thể gợi ý bé hát bài hát đó, và thực hiện theo. Cách này, sẽ giúp bé thấy việc rửa tay rất vui vẻ, chắc chắn bé không ngại rửa tay nữa. Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé biết nếu lười rửa tay con sẽ bị những bệnh gì. Bé sẽ sợ và làm theo.
Vận động
Trẻ em ngày nay với nhiều áp lực xung quanh việc học và sự cám dỗ của game, máy tính, điện thoại khiến trẻ không còn nhiều thời gian để tham gia các hoạt động thân thể bổ ích ngoài trời nữa. Bố mẹ đang ngày càng biến con thành những đứa trẻ thụ động. Chưa hết, ít vận động tăng nguy cơ bị béo phì, bị các bệnh về tim mạch. Những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số không chỉ dễ bị các bệnh về mắt mà còn ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo. Và không biết vô tình hay hữu ý các bậc phụ huynh đang biến con mình thành những “chú gà công nghiệp” lúc nào không hay.
Nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Trẻ ít vận động thường có bề ngoài yếu ớt, sức đề kháng yếu nên dễ bị ốm vặt. Để giúp con khỏe mạnh mỗi ngày, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời, vận động mỗi ngày bằng các bài tập thể dục sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn, tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Nhờ đó, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, tránh được các bệnh cảm cúm, ốm vặt do thời tiết thay đổi.
Vào những ngày cuối tuần, thay vì cả gia đình dán mắt vào màn hình điện thoại hãy đưa các con ra ngoài, chơi những môn thể thao mang tính đồng đội, vừa là cách để gắn kết tình cảm gia đình vừa làm gương cho các con. Đồng thời, giúp trẻ hào hứng hơn với các hoạt động thể chất bên ngoài.
Ngủ đủ giấc
Khi ngủ các cơ quan trong cơ thể sẽ được thư giãn hoàn toàn. Ngủ đủ giấc mỗi ngày giúp trẻ tái tạo được nguồn năng lượng cho ngày mới năng động. Những đứa trẻ thường xuyên thức khuya cơ thể sẽ mệt mỏi, trí óc kém minh mẩn, cơ thể uể oải, ăn không ngon miệng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học và sinh hoạt hàng ngày của bé. Theo tiễn sĩ Rothbart, các bé từ 0-18 tháng tuổi nên ngủ đủ 14 tiếng mỗi ngày. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thời gian cần ngủ trong ngày là từ 11-13 tiếng. Ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là cách để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Không cho trẻ dùng chung ban chải đánh răng, ống hút và ly uống nước, bình sữa với người khác
Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân. (Ảnh minh họa)
Vi khuẩn gây các bệnh về đường hô hấp thường có ở mũi và miệng. Vậy nên, không nên cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân như bình sữa, ly uống nước, ống hút, bản chải đánh răng, khăn mặt. Vì nếu dùng chung đồ dùng với người khác sẽ tăng khả nguy cơ bị nhiễm vi rus. Và nên cách ly trẻ với nguồn bệnh hoặc những người bị bệnh đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp,… Song song với đó, dạy trẻ thói quen rửa sạch tay mỗi ngày.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối
Thực đơn dinh dưỡng cân đối có đầy đủ rau xanh, trái cây, thịt cá, sữa, chất béo, vitamin và các khoáng chất sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện về thể chất. Tránh cho bé ăn theo thói quen của bé, hãy luôn đa dạng khầu phần ăn của bé, để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Chủng ngừa cúm
Tiêm phòng đúng quy định và đầy đủ sẽ giúp bé phòng ngừa được nhiều bệnh tật. ( Ảnh minh họa)
Trẻ em do sức đề kháng còn yếu, nên mỗi khi thời tiết thay đổi trẻ dễ bị virus gây các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm tấn công gây bệnh. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ, chủng ngừa là cách tốt nhất để giúp con tránh khói căn bệnh đáng ghét này.
B.N (Theo Parents)