Mẹ&Con - Rau củ quả là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình, nhưng làm sao để biết đâu là rau sạch, đâu là rau bẩn và không an toàn? Các mẹ hãy tham khảo một vài bí quyết dưới đây nhé! Mẹo chọn mua và chế biến rau cải xoăn cho bé từ 8-10 tháng tuổi ăn dặm Mẹo chọn mua và chế biến củ dền bổ máu cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm Bí quyết hay để chọn mua và rửa sạch nghêu sò ốc hến

Rau cần

Khi chọn mua rau cần bạn chỉ nên chọn cọng nhỏ, màu xanh non vừa. Tránh mua những cọng có vẻ ngoài phình to, nõn nà, trắng ngần bắt mắt, vì rất có thể chúng đã được phun nhiều thuốc trừ sâu và phân bón lá. Những loại rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhiều sẽ thường chuyển sang màu xanh đen khi chế biến và thường rất nhanh bị héo.

Rau bí

Là ngọn và lá của cây bí đỏ (bí ngô) được rất nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn. Đối với loại rau này, bạn cần đặc biệt lưu ý, cần tránh mua những ngọn rau non, ngọn dài, khoảng cách giữa các ngọn xa nhau (ngọn vươn dài), tay cuống ngắn và mập, ít lông tơ, lá màu xanh đen và ngọn bí màu xanh nhạt. Đây là rau dư thừa đạm, được phun nhiều thuốc trừ sâu, gây hại cho sức khỏe.  

Cách phân biệt rau củ quả sạch - bẩn bà nội trợ nào cũng nên biết 5

Không mua những ngọn rau non, ngọn dài, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuống ngắn và mập, ít lông tơ.

Mướp đắng

Nên chọn những loại quả không quá to hay quá quả, vỏ ngoài của quả có nhiều gân nhỏ li ti, khi cầm chắc tay là quả ngon và đảm bảo chất lượng. Ngược lại, những quả mướp đắng có kích thước to, da láng bóng, mứt, thân phình to và có màu xanh đậm là quả dư đạm, chất kích thích sinh trưởng, sẽ gây ngộ độc khi ăn.

Giá đỗ

Giá đỗ sạch sẽ thường có màu trắng, thân và rễ rất dài nhưng khó bị gãy. Ngược lại, những cọng giá mập, ngắn, thân trắng nõn nà, ít rễ hoặc không có rễ thì không nên mua. Khi chế biến, nếu thấy nước đục, mùi vị của giá không thơm thì tuyệt đối không nên ăn vì rất dễ gây ngộ độc.

Cà chua

Tránh mua những quả chín đỏ đồng đều, mất cuống và khi chế biến thịt quả vẫn xơ, cứng mà không bị bở, vì đó những loại quả bị chín ép và chứa rất nhiều chất độc hại. Cà chua sạch sẽ lấm tấm chỗ vàng, chỗ đỏ, còn cuống và khi chế biến thịt đỏ tươi mà không bị xơ cứng.  

Cách phân biệt rau củ quả sạch - bẩn bà nội trợ nào cũng nên biết 6

Cà chua sạch có màu chín đỏ không đồng đều, chỗ đỏ chỗ vàng và còn cuống

Rau muống

Rau muống sạch có thân nhỏ, lá nhỏ và màu lá không quá xanh. Tránh chọn mua những mớ rau quá to bất thường, cọng giòn, lá màu xanh đen, bóng và mướt bắt mắt. Đối với những loại rau bị nhiễm hóa chất thì khi luộc sẽ có nhiều bong bóng, đặc biệt nước luộc rau sẽ chuyển sang màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen và cọng rau khi ăn sẽ có vị chát.

Rau cải

Những loại rau ăn lá như cải thảo, cải xanh, cải ngọt, cải thìa… nếu được bón nhiều phân đạm ni trat lá thường có màu xanh, non mơn mởn bắt mắt. Cũng theo các chuyên gia, khi mua bạn nên thử bẻ ngang phần gốc của rau, nếu có nước từ thân tiết ra thì không nên mua vì chúng đã được bón nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng nitrat trong rau còn rất cao. Những mớ rau này sẽ rất dễ bị úng, nâu đen khi để quá 12 giờ.

Rau ngót

Rau ngót sạch có lá sẫm màu và dày. Tránh mua rau ngót có lá to, màu xanh mướt, lá rau ngót mỏng vì sẽ không đảm bảo an toàn.

Cách phân biệt rau củ quả sạch - bẩn bà nội trợ nào cũng nên biết 7

Rau ngót sạch có lá sẫm màu và dày

Các loại quả đậu

Khi chọn mua các loại quả đậu như đậu đũa, đậu ván, đậu cô ve, đậu Hà Lan,… thì không nên chọn những trái có vẻ ngoài bóng bẩy, ít lông tơ vì rất dễ bi ngộ độc khi sử dụng.

Các loại củ quả

Đối với các loại củ quả, khi mua chỉ nên chọn những quả có kích thước nhỏ hoặc lớn vừa phải. Tránh mua những củ quả lớn bất thường, da căng bóng và có vết nứt dọc theo thân.

Tags:

Bài viết liên quan