Bạn sẽ không khó để tìm mua được những sản phẩm đuổi côn trùng hiệu quả trên thị trường. Tuy nhiên những sản phẩm này chứa rất nhiều hóa chất và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy tại sao các bạn học ngay cách làm tinh dầu đuổi muỗi từ thiên nhiên sau đây nhỉ?
Thông tin chung về kiến ba khoang
Phân biệt kiến ba khoang và các loài kiến khác
Kiến ba khoang là loài kiến có cánh (Nairobi fly) rất phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt như Việt Nam.
Loài kiến này có thân hình thon dài như hạt gạo (dài khoảng 1 – 1,2cm, chiều ngang 2 – 3mm) với nhiều màu sắc khác nhau trong đó có một đốt màu đỏ, hay sẫm màu vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh. Đây là loài kiến có cánh nhưng các bạn sẽ rất khó nhìn thấy đôi cánh của chúng, vì ban ngày chúng thường bò lê với tốc độ rất nhanh. Bên cạnh tên gọi thông thường là kiến ba khoang, chúng còn thường được gọi là kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… nhưng do môi trường sống bị thu hẹp nên chúng thường xuất hiện trong nhà. Đặc biệt là những lúc mùa mưa khi độ ẩm cao chúng cần nơi trú ẩn và ngôi nhà của bạn chính là địa điểm “lý tưởng” mà chúng lựa chọn.
Độc tố kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần nọc của rắn hổ
Theo Cục Y tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N)*, độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Nhưng chúng cũng gây nên tình trạng bỏng từ nhẹ đến nặng. Nguy hiểm nhất chính là bị nhiễm trùng da nếu không xử lý đúng cách, đặc biệt là chúng thường để lại sẹo thâm, sẹo lồi sau quá trình điều trị.
*Như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở “con giời”.
Cách làm tinh dầu sả đuổi kiến, muỗi
Nguyên liệu
- Các bạn chọn những củ sả già và được trồng khoảng 10 tháng trở lên
- 2 lọ thủy tinh sạch có nắp đậy
- Rượu trắng (các bạn có thể sử dụng rượu đế hay rượu Vodka)
- 1 miếng gạc hoặc vải thưa
- Nước sạch
- Máy xay sinh tố, dao, chày
Cách làm tinh dầu sả
- Bước 1: Các bạn đem bỏ phần rễ của củ sả, lá, các bẹ lá sả đã bị dập. Bạn giữ lại phần thân gốc khoảng 4 – 5cm. Sau đó các bạn rửa sạch hũ thủy tinh rồi để ráo nước hoàn toàn, bạn có thể dùng khăn giấy để thấm hết nước
- Bước 2: Các bạn dùng dao hoặc chày đập dập phần thân sả để sả tăng tiết tinh dầu nhiều hơn, tuy nhiên các bạn không nên đập mạnh tay vì tinh dầu sẽ chảy ra ngoài nhiều hơn
- Bước 3: Xếp các khúc sả đã được đập dập vào lọ thủy tinh, xếp ngang nửa lọ là đủ
- Bước 4: Bạn pha rượu đế hoặc rượu Vodka với nước theo tỷ lệ 1:1 và đổ hết vào lọ sả đã đập dập sao cho ngập hết phần sả. Tiếp đến các bạn đậy nắp lại rồi đặt ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời
- Bước 5: Sau 3 ngày, đổ hỗn hợp nước, rượu và sả ra riêng. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần thân sả rồi lại cho vào bình như ban đầu. Đậy kín nắp lại và để thêm 3 tuần nữa (ở bước này các bạn có thể chừa lại một ít nước rồi phun xịt lên những nơi có côn trùng)
- Bước 6: Sau khoảng 3 tuần các bạn dùng miếng gạc hoặc vải thưa sạch rồi lọc bỏ phần bã sả đi. Phần bã được tách riêng, tinh dầu sẽ lắng lại và các bạn đã hoàn thành việc chưng cất tinh dầu nguyên chất rồi đấy
- Bước 7: Bảo quản tinh dầu sả trong lọ tối thủy tinh tối màu và dùng dần, khi dùng các bạn chỉ cần cho ít tinh dầu vào máy xông để giúp không gian thoáng hơn. Bên cạnh đó, các bạn có thể pha với nước và xịt ở những nơi côn trùng thường bay vào
Cách làm tinh dầu chanh nguyên chất tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3 – 4 quả chanh
- Đá lạnh
- 1 nồi lớn
- Nước lọc
- Lọ thủy tinh sạch
- Tô lớn
Cách làm tinh dầu chanh
Bước 1: Các bạn tách lấy phần của chanh, phần tịt chanh các bạn có thể bảo quản lạnh để dùng dần. Phần vỏ các bạn phơi khoảng 1 nắng để hơi héo, làm như vậy tinh dầu sẽ đảm bảo hơn.
Bước 2: Bạn tiến hành làm sạch vỏ chanh, sao đó để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó các bạn cho vỏ chanh vào nồi rồi đổ nước ngập khoảng ⅓ vỏ chanh. Bạn đặt vào giữa nồi một cái chén thủy tinh sạch.
Bước 3: Các bạn đun đến khi nước sôi thì bắt đầu vặn nhỏ lửa lại, sau đó đậy úp ngược vung nồi và cho đá lạnh lên trên vung. Khi đó các tinh dầu từ vỏ chanh sẽ bay lên và gặp hơi lạnh sẽ ngưng đọng lại ở nắp vung rồi rơi xuống chén.
Bước 4: Đun thời gian bạn sẽ thấy đá tan chảy hết. Bạn cần gạn bỏ phần nước đá và thay đá mới để tinh dầu liên tục ngưng tụ. Thực hiện trong khoảng 30 – 45 phút thì bạn tắt bếp. Sau đó các bạn sẽ thu được lượng tinh dầu. Bạn chỉ cần cho vào lọ thủy tinh sạch để bảo quản là được. Tuy đây không phải là cách làm tinh dầu chanh chuẩn nhất. Tuy nhiên thành phẩm thu được vẫn có mùi hương đặc biệt mang đến công dụng đuổi côn trùng bất ngờ.
Cách làm tinh dầu gừng
Nguyên liệu
- 300 – 400gr gừng tươi
- 200ml dầu dừa
- Khăn xô
- Lọ thủy tinh
Cách làm tinh dầu gừng
Bước 1: Gừng rửa sạch, cạo lớp vỏ bên ngoài rồi xắt miếng mỏng sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn
Bước 2: Dùng khăn xô vắt lấy nước cốt, cố gắng vắt sạch và không cho thêm nước để tinh dầu gừng thu được là tinh dầu nguyên chất nhé
Bước 3: Đổ dầu dừa vào chảo trên lửa liu riu, khi dầu lăn tăn thì đổ nước cốt gừng vắt được vào, khuấy đều và đun sôi. Lúc này bạn đã thu được tinh dầu gừng nguyên chất. Chỉ cần tắt bếp, đợi nguội là bạn có thể sớt vào lọ và dùng dần rồi
Lưu ý: Gừng tươi sẽ cho ra nhiều tinh dầu hơn gừng héo, gừng già. Bên cạnh đó, có rất nhiều loại dầu dùng làm tinh dầu gừng nhưng tốt nhất vẫn là dầu dừa.
Tác dụng: Tinh dầu gừng bên cạnh có thể giúp xua đuổi các côn trùng còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe.
Trên đây là những cách làm tinh dầu đuổi muỗi, kiến ba khoang hay các loại côn trùng khác hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không để môi trường sống ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để côn trùng xâm nhập.