Mẹ và Con - Dư ối là tình tình trạng không ít mẹ bầu gặp phải. Các chị em hãy cùng khám phá ngay cách làm giảm nước ối đơn giản tại nhà nhé.

Khi đi khám thai, mẹ bầu nào cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra chỉ số AFI – tức là lượng nước ối trong bụng. Trong đó, một số mẹ bầu lại gặp tình trạng dư nước ối, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. May mắn là hiện nay đã có một số cách làm giảm nước ối hiệu quả mà không cần phải có biện pháp can thiệp. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu nhé!

Thế nào là hiện tượng dư nước ối?

Trước khi tìm hiểu cách làm giảm nước ối, các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu về tình trạng dư ối nhé.

Nước ối là gì?

Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi trong bụng mẹ, đóng vai trò rất quan trọng trong suốt thai kỳ. Nước ối giúp bảo vệ thai nhi khỏi va chạm và chấn thương, đồng thời tạo ra một môi trường sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhất là ở phổi. Ngoài ra, nước ối còn cung cấp dinh dưỡng và giữ cho nhiệt độ xung quanh thai nhi luôn ổn định, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

cách làm giảm nước ối và nước ối là gì

Nước ối rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi

Hiện tượng dư ối là gì?

Mặc dù nước ối rất quan trọng cho thai nhi, nhưng không phải càng nhiều là càng tốt. Thông thường, từ tuần 16 đến 34 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ dao động trong khoảng 300ml đến 600ml. Nếu vượt quá mức này, lên tới 800–1500ml thì được gọi là tình trạng dư ối. Hiện tượng này thường xảy ra trong khoảng tuần 20–30 của thai kỳ và có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

  • Bụng mẹ lớn hơn bình thường so với tuổi thai, khó nghe tim thai.
  • Vòng bụng khi đo ngang rốn lớn hơn 100cm, bụng căng bóng, mẹ bầu cảm thấy khó thở, đau bụng, ăn uống kém tiêu.
  • Tĩnh mạch bị giãn, dễ dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

Dư ối không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Một số nguy cơ có thể xảy ra bao gồm:

  • Thai nhi phát triển không bình thường, có thể bị ảnh hưởng đến hệ xương.
  • Nguy cơ sinh ngược tăng cao do thai nhi khó xoay đầu xuống dưới khi có quá nhiều nước ối.
  • Nguy cơ chảy máu âm đạo và các vấn đề khác liên quan đến tử cung.
  • Tăng nguy cơ sinh non, khiến cơ quan của bé chưa kịp hoàn thiện.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh vì tử cung bị căng quá mức, khó co lại bình thường.

Nguyên nhân gây tình trạng dư ối

Tình trạng dư ối khi mang thai có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ: Khoảng 10% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Tiểu đường có thể khiến lượng nước ối tăng cao bất thường.
  • Mang song thai hoặc đa thai: Khi mang nhiều thai, việc trao đổi chất giữa các bé có thể mất cân bằng – bé này ít nước ối, bé kia lại có quá nhiều.
  • Thai nhi gặp bất thường: Nếu thai nhi không uống nước ối như bình thường, lượng nước sẽ tích tụ. Điều này có thể xảy ra nếu bé bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, hẹp môn vị…
  • Một số nguyên nhân khác: Chẳng hạn như thai nhi bị thiếu máu, nhiễm trùng, hoặc mẹ và bé có bất đồng nhóm máu cũng có thể dẫn đến dư ối.

Cách làm giảm nước ối đơn giản và hiệu quả

Những cách làm giảm nước ối dưới đây thường được nhiều chị em thực hiện vì có tính an toàn cao. Bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Nghỉ ngơi phù hợp

Ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn hơn, giảm co thắt tử cung và giúp lượng nước ối ổn định trở lại. Đây là một trong những cách làm giảm nước ối được nhiều mẹ bầu áp dụng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh căng thẳng và hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc độc hại để cơ thể trao đổi chất tốt hơn, từ đó hỗ trợ điều hòa lượng nước ối hiệu quả hơn.

cách làm giảm nước ối là nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách làm giảm nước ối hiệu quả

Cách làm giảm nước ối: Chế độ ăn uống hợp lý

Để giảm bớt lượng nước ối, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày:

  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều nước, đặc biệt là các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi, thanh long, dưa hấu…
  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như yến mạch, đậu, khoai… Nước râu ngô cũng là lựa chọn tốt vì vừa giàu dinh dưỡng, vừa giúp thanh nhiệt, lợi tiểu.
  • Tránh ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhạt và nên chọn món luộc thay vì chiên xào để giảm gánh nặng cho cơ thể.
  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu đạm và sắt như thịt bò, thịt lợn, gà, cá, trâu… Các loại hải sản như mực, tôm, cua cũng giúp bổ sung canxi tốt cho mẹ và bé. Lưu ý: nên dùng thực phẩm tươi sống, tránh đồ đông lạnh để giữ nguyên dưỡng chất.
  • Bổ sung rau xanh để tăng vitamin và chất xơ, hỗ trợ ngăn ngừa dị tật thai nhi. Nên luộc rau thay vì xào, và hạn chế rau thuộc họ cải.
  • Tránh ăn nhiều đường, vì nạp quá nhiều đường có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ – một trong những nguyên nhân gây dư ối.

Chế độ ăn uống hợp lý là cách làm giảm nước ối đơn giản. Biện pháp này còn góp phần quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát lượng nước ối và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị dư ối. Việc siêu âm là cách duy nhất giúp phát hiện chính xác các dị tật này, đồng thời kiểm tra được lượng nước ối. Nếu chỉ số AFI (lượng nước ối) cao hơn 25cm thì mẹ đang bị dư ối và cần được theo dõi sát sao.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ làm thêm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Vì thế, việc khám thai định kỳ đúng lịch là cách đơn giản nhưng rất quan trọng để phát hiện sớm tình trạng dư ối và có biện pháp xử lý kịp thời.

cách làm giảm nước ối là khám thai định kỳ

Khám thai giúp phát hiện sớm tình trạng dư ối, từ đó có cách làm giảm nước ối phù hợp

Bài viết trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng dư ối và gợi ý một số cách làm giảm nước ối hiệu quả. Tạp chí Mẹ và Con hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp mẹ chăm sóc thai kỳ tốt hơn để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Bài viết liên quan