Bún thang là một trong các nét đặc sắc trong ẩm thực Hà Nội. Đây là món ăn đơn giản. Tuy nhiên, để chế biến được một tô bún thang ngon và chuẩn vị lại rất kỳ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người nấu.
Làm sao để có được một tô bún thang không chỉ ngon, nước dùng trong vắt, đậm đà, ngọt thanh mà cách trình bày cũng đẹp mắt và hấp dẫn? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con khám phá cách làm bún thang Hà Nội nhé!
Bún thang là gì?
Từ xưa, bún thang là món ăn đặc trưng của người Hà Nội vào ngày Tết. Tuy vậy, giờ đây, bún thang đã được đưa vào thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình.. Đây là món bún mà tất cả các nguyên liệu được thái chỉ rồi đặt vào tô bún, chan nước dùng và thưởng thức trọn vẹn.
Bún thang thường được nhiều người biết đến với sự cầu kỳ và hương vị tinh tế. Điều này được thể hiện qua cách làm bún thang Hà Nội với quá trình sơ chế nguyên liệu, hầm nước dùng cùng cách trình bày chỉn chu.
Cách làm bún thang Hà Nội sẽ mang đến bữa ăn thơm ngon cho gia đình
Một tô bún thang sẽ gồm những nguyên liệu như thịt gà, giò, tôm, củ cải khô, trứng tráng, nấm, rau răm, hành, mắm tôm, nước dùng nấu từ gà, xương heo, tôm khô hay sá sùng. Tất cả những nguyên liệu được thái sợi với kích thước bằng nhau, sau đó ăn kèm với bún và nước dùng thanh ngọt và thơm trong.
Sở dĩ mang tên bún thang là vì từ “thang” theo dân gian được dùng để chỉ những thành phần phối hợp cùng nhau để tạo ra món bún giống như thang thuốc Bắc ở trong Đông y. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu ẩm thực cũng cho biết rằng: Từ “thang” trong tiếng Hán có nghĩa là canh. Bún thang có hiểu nôm na là “bún được chan bởi canh”.
Cách làm bún thang Hà Nội chuẩn vị
Cách làm bún thang Hà Nội dưới đây sẽ giúp bữa ăn của bạn thêm phần hấp dẫn hơn đấy. Hãy cùng “vào việc” ngay nhé!
Nguyên liệu
- 1 con gà ta (khoảng 1.5kg)
- 1.5kg xương ống lợn
- 50g tôm khô
- 300g giò lụa
- 3 trứng gà
- 20 cái nấm hương
- 50g củ cải khô
- 5 củ hành tím
- 2 củ hành tây
- 1 trái chanh
- 5g rau răm
- 10g hành lá
- 1 trái ớt hiểm
- 10g gừng
- Bún tươi
- Gia vị: muối, đường, dầu ăn, nước mắm, giấm, mắm tôm
Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch gà cùng với muối, loại bỏ hoàn toàn những phần máu đông ở bên trong gà
- Rửa sạch xương heo với muối, sau đó cho vào nồi nước sôi để chần khoảng 3 phút để loại bỏ những chất dơ, vớt ra và xả sạch
- Rửa sạch tôm khô, sau đó ngâm nước khoảng 1 giờ cho nở mềm ra
- Ngâm củ cải khô khoảng 4 – 5h cho nở, vớt ra, vắt khô và cắt sợi
- Ngâm cho nấm hương nở, vớt ra rửa sạch và vắt ráo
- Bóc vỏ và rửa sạch hành tây, hành tím. Gừng bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Băm nhỏ ớt hiểm băm. Hành lá và rau răm sau khi rửa sạch thì cắt nhỏ. Chanh thái thành nhiều miếng nhỏ.
Cách nấu bún thang: Phần nước dùng
Chuẩn bị nồi chứa 4,5 lít nước lạnh, sau đó cho vào nồi xương lợn, gà cùng với 2/3 số tôm khô, hành tím, hành tây, nấm hương và 2 muỗng cà phê muối. Tiếp theo, bạn bắc nồi lên bếp đun với mức lửa lớn.
Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa để sôi lăn tăn, thường xuyên vớt bọt trong suốt quá trình đun. Khi đun được 45 phút, bạn vớt gà ra, ngâm gà vào thau nước lạnh cho nguội và vớt ra, tách lấy thịt, thái thành nhiều lát mỏng. Phần xương sau khi được tách lấy thịt, có thể đặt vào nồi nước dùng tiếp tục đun.
Sau khi gà đã được vớt ra, tiếp tục đun nước dùng thêm khoảng 2 giờ nữa thì cho nấm hương vào. Đồng thời, bạn hãy nêm vào nồi 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm và khuấy đều để gia vị tan, tắt bếp.
Cách làm củ cải khô ăn bún thang
- Cho 3 muỗng cà phê nước mắm, 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê giấm vào chén, sau đó khuấy đều để tan gia vị
- Đổ tất cả hỗn hợp trên vào củ cải và trộn đều
- Cho 1 ít gừng băm và ớt băm rồi trộn đều, để ướp cho thấm gia vị.
Chế biến trứng
- Lấy trứng đập ra chén, rồi cho vào 1 ít muối, đánh đều cho tan
- Lấy chảo bắc lên bếp rồi cho vào 1 muỗng cà phê dầu ăn, tráng dầu đều ra khắp chảo, sau đó sử dụng khăn giấy để lau sạch dầu
- Lấy 1 cái giá rồi múc trứng đổ vào chảo, trải đều ra khắp mặt chảo để tạo thành lớp mỏng. Khi thấy trứng khô thì lật ngược mặt lại và lấy ra ngay. Cứ thế làm cho tới khi hết nguyên liệu.
- Cắt trứng thành những sợi nhỏ.
Chế biến tôm khô và giò lụa
- Tôm khô: Xay nhuyễn số tôm khô. Lấy chảo đặt lên bếp rồi cho tôm khô đã xay vào rang trên lửa vừa cho tới khi ráo lại và tắt bếp
- Giò lụa: Thái giò lụa thành các lát mỏng, sau đó thái thành sợi nhỏ.
Cách làm bún thang Hà Nội: Trình bày và thưởng thức
Cho lượng bún ra tô, sau đó xếp gà cắt lát, giò lụa, hành lá, rau răm xung quanh tô, tôm khô nằm ở giữa rồi chan nước dùng và nấm hương vào. Khi ăn, bạn hãy cho vào một ít mắm tôm, vắt một lát chanh để thưởng thức trọn vị hơn. Đừng quên ăn kèm với củ cải khô ướp gia vị đã làm nhé! Món ăn này rất xứng đáng được có mặt trong thực đơn cho cả nhà đấy!
Lưu ý trong cách làm bún thang Hà Nội
Một số lưu ý trong cách làm bún thang Hà Nội gồm:
- Loại bỏ hết phần máu đông tụ ở trong gà để tránh vị tanh
- Lưu ý trong cách làm bún thang Hà Nội là chần xương lợn cần chần qua nước sôi khoảng 3 phút để loại bỏ chất bẩn.
- Hầm nước dùng trên mức lửa nhỏ, để trong và lấy được hết phần chất ngọt, dinh dưỡng từ nguyên liệu
- Để nước dùng ngọt hơn, bạn hãy cho cả phần nước ngâm tôm khô vào hầm cùng
- Khi hầm nước dùng, cần thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong
- Lưu ý trong cách làm bún thang Hà Nội là Hạn chế ướp quá nhiều gừng và ớt để tránh lấn át mùi vị đặc trưng từ củ cải muối
- Có thể thêm một chút xíu tinh dầu cà cuống vào tô bún nếu thích.
Cách làm bún thang Hà Nội sẽ giúp bữa ăn thêm phần hấp dẫn
Chỉ vài bước trong cách làm bún thang Hà Nội, bạn đã có ngay một tô bún thang đúng vị Hà Thành. Cách làm bún thang Hà Nội với nước dùng ngọt thơm, màu sắc hấp dẫn trên đây chắc chắn sẽ đem đến bạn và gia đình một bữa cơm gia đình thơm ngon, hấp dẫn.