Mẹ&Con - Trẻ con ngày nay được ba mẹ dạy cách học làm sao cho thật giỏi, ăn mặc thế nào mới sành điệu mà quên rằng có những điều đơn giản hơn nhưng lại rất hữu ích đối với trẻ. Bạn nghĩ như thế nào nếu cho trẻ làm quen với… cái bếp, được nấu ăn và khám phá thế giới khác từ các loại thịt, cá, rau củ quả… Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm 14 kỹ năng tối thiểu mà ba mẹ cần dạy trẻ 5 kỹ năng dạy bé lớn khôn

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Nếu bạn đã quyết định cho phép trẻ được tham gia chuẩn bị bữa ăn thì chắc bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra đứa con bé bỏng của mình có thể làm được khối công việc đấy. Với vai trò là “bếp trưởng”,dĩ nhiên bạn phải làm tất cả những công việc khó nhất và quan trọng nhất, còn đối với “đầu bếp” tí hon thì bạn nên thiết kế những công việc nhỏ, dễ làm và phù hợp với tuổi của con thôi nhé. Đừng ngại giao việc cho bé con nhà bạn, vì qua những việc nhỏ như nhặt rau, rửa rau củ, lấy giúp bạn quả trứng… cũng giúp trẻ sớm xây dựng lòng tự trọng và hình thành các kỹ năng xử lý công việc về sau.“Mưa dầm thấm lâu”, bạn nên cho trẻ làm quen với… cái bếp ngay từ nhỏ.

Cách hay dạy con nấu một bữa ăn 7

Thiết kế những công việc nhỏ, dễ làm và phù hợp với tuổi của trẻ để khuyến khích trẻ tham gia nấu ăn cùng mẹ

  • Dưới 2 tuổi

Bạn sẽ tự hỏi: “Con bé thế chỉ làm vướng chân ba mẹ, nói gì tới chuyện dạy nấu ăn”. Đúng là ở tuổi này, bé chỉ biết… phá là giỏi nhất nhưng bạn sẽ nhận thấy con hay tò mò về mọi thứ xung quanh, từ trái ớt, trái cà đến cách ăn một trái cam. Do đó khi con đã biết đi, bạn hãy cho bé đi chợ/siêu thị cùng mình và giải thích cho bé biết bó rau, trái bí… Dĩ nhiên là bạn phải thật kiên nhẫn vì lúc này, nếu trẻ không tập trung “chuyên môn” phá phách thì cũng sẽ “dí” bạn bằng những câu hỏi “tại sao”. Về nhà, bạn hãy đặt bé ngồi trên một chiếc ghế cao để bé có thể quan sát công việc của mẹ. Bạn nên vừa làm vừa trò chuyện nhằm gây sự chú ý của trẻ. Đừng ngại cho bé phụ lặt rau hay nghịch phá những thực phẩm mẹ mua về vì chúng sẽ dạy bé bài học về màu sắc, phân biệt rau khác thịt cá như thế nào. Chẳng hạn bạn sẽ nói với con “Quả đu đủ màu gì vậy con, màu vàng đúng không nè, mẹ sẽ gọt cho con ăn nhé…xong rồi giờ mẹ cắt đu đủ ra từng miếng nhỏ cho con ăn nè”. Như vậy, con bạn không những có thể học được về màu sắc mà còn biết thế nào là gọt, cắt miếng nhỏ nữa đấy.

  •  Từ 2 – 3 tuổi

Ở độ tuổi này, bé có thể làm trợ lý cho mẹ rồi đấy. Nhưng mẹ nhớ là trẻ ở giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở việc phân biệt các thành phần có trong món ăn như: Rau, thịt, nước,… và cũng chỉ có thể đếm được những phép tính đơn giản thôi nhé. Công việc của “đầu bếp” tí hon lúc này chỉ nên là rửa rau, lấy giúp mẹ trái bí, trái chanh thôi nhé! Đây là dịp để bé thực hành bài học phân biệt các loại đồ ăn, trọng lượng, công dụng của các đồ dùng bếp mà mẹ đã dạy trước đó.

Mẹ có thể yêu cầu bé rửa những quả táo giúp và đừng quên hướng dẫn trẻ cách rửa rau củquả làm sao cho thật sạch nhé. Bạn hãy cho trẻ biết công việc của con rất quan trọng, vì nếu rau không được con rửa sạch có thể khiến cả nhà bị đau bụng. Sau đó, bạn đừng quên nói lời cảm ơn với con nhé. Việc tham gia nấu ăn cùng mẹ lúc này cũng giúp trẻ học được cách đa dạng hóa những kinh nghiệm về giác quan như : Trọng lượng của mỗi loại củ quả, mức độ nóng nguội, độ mềm của thực phẩm trước và sau khi nấu… Ngoài ra, đây còn là cơ hội dạy trẻ phân biệt thực phẩm dựa trên màu sắc và mùi vị. Qua việc chế biến món ăn, trẻ sẽ nhận thức được khái niệm một nửa, gấp đôi, nhiều hơn, ít hơn, tròn và vuông… nên mẹ hãy “tặng kèm” những bài học như thế này trong từng công việc định giao cho trẻ. Dĩ nhiên ở tuổi này, bạn không nên cho trẻ dùng dao hay các vật sắt nhọn không an toàn cho con nhé!

Cách hay dạy con nấu một bữa ăn 8

Việc tham gia trực tiếp làm các món ăn sẽ giúp bé có xu hướng ăn nhiều hơn, và sẵn sàng thưởng thức nhiều món mới

  • Trên 3 tuổi

Bạn sẽ bất ngờ khi biết giờ đây bé con có thể cùng mình làm một chiếc bánh gato hẳn hoi rồi, và bé cũng biết sử dụng các cốc đo rồi đấy. Bạn nên chọn những món ăn dễ chế biến, không cần đến lửa như: Salad trộn, cơm cuộn Sushi, cuốn nem… và hãy để bé giúp bạn trộn các thành phần trong salad với nhau, cùng bạn cuộn suhi. Còn nếu cả nhà đang làm bánh gato thì bạn giao bé phụ trách việc trang trí cho chiếc bánh. Có thể những hạt đậu do bé rắc lên trên chiếc bánh không đều, những trái nho trên bánh cũng chẳng thẳng hàng, thậm chí có thể trông nó thật sự xấu xí. Nhưng không sao, đây là lầu đầu của bé nên như thế cũng được xem là tốt rồi, bạn nhớ cổ vũ cho “tác phẩm” đầu tay của “đầu bếp” tí hon nhé! Việc tham gia trực tiếp làm các món ăn sẽ giúp bé có xu hướng ăn nhiều hơn, và sẵn sàng thưởng thức nhiều món mới. Do vậy, bạn hãy chọn nấu những món ăn nhiều rau xanh cùng bé nhé, đây là lúc bạn dạy cho bé những thói quen ăn uống lành mạnh về sau. Bạn sẽ không phải đau đầu vì phải giám sát hay năn nỉ con phải ăn nhiều rau xanh nữa đâu.

Lưu ý khi “đầu bếp” tí hon vào bếp

  • Luôn đặt an toàn của bé lên trên hết

Nhà bếp là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro và tai nạn cho trẻ. Vì vậy, bạn phải chắc rằng những thiết bị trong nhà bếp phải được đặt đúng vị trí của nó. Cách tốt nhất là bạn nên phân công theo cách vui vui để bé hiểu rằng “Chạm vào hay sử dụng các thiết bị nhà bếp là việc của bếp trưởng, trợ lý thì không nên”. Để tránh tai nạn liên quan đến dao, mẹ cần chuẩn bị riêng những loại dao làm bếp an toàn với trẻ như dao nhựa và chỉ cho con cầm dao khi bé đã thực sự sử dụng thành thạo và làm chủ được đôi tay.

  • Ưu tiên những món ăn đơn giản

Mẹ hãy cùng trẻ làm những món ăn từ đơn giản trước với thời gian ngắn từ 5 – 15 phút. Ban đầu bạn chỉ nên cùng bé làm những món không cần đến bếp lửa như: các món trộn, salad, những món cuộn… rồi sau đó mới đến các món luộc, chiên, xào… Nghiên cứu thật kỹ công thức trước để tìm những khâu phù hợp với con. Đó cũng là cách để bạn tìm hiểu để thiết kế những bài học có thể dạy cho trẻ trong gian bếp.

Cách hay dạy con nấu một bữa ăn 9

Nghiên cứu thật kỹ công thức trước để tìm những khâu phù hợp với con

  • Bắt đầu từ khu vực bàn ăn

Dạy con nấu ăn không phải là chuyện một sớm một chiều nên không nhất thiết là bạnbắt buộc bé vào bếp ngay lập tức. Hãy bắt đầu với khu vực bàn ăn với độ cao vừa tầm với của trẻ và cho trẻ chế biến những vật liệu thô trước như như rửa rau, vo gạo hay đánh trứng, cuộn cơm, trộn bột…. Bạn có thể trang bị cho con thêm một chiếc tạp dề nhỏ, thậm chí bạn có thể mua cho bé cả một bộ đồng phục đầu bếp riêng. Bộ đồ này không chỉ giúp trẻ sạch sẽ, mà còn khiến bé yêu tự tin hơn về vai trò mới của mình.

  • Tạo hứng thứ cho trẻ

Trẻ nhỏ rất nghịch ngợm nên nếu đã quyết định cho con tham gia cùng thì hãy chấp nhận sự bừa bộn mẹ nhé, cho bé được quyền nghịch ngợm, làm vương vãi mọi thứ trên sàn nhà (loại trừ những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho bé). Dĩ nhiên bạn sẽ mất nhiềuthời gian hơn để dọn dép và lau dọn nhưng con bạn đang học hỏi những kỹ năng đầu đời rất quan trọng nên bạn có tốn thêm ít thời gian cũng xứng đáng đúng không nào? Hơn nữa, trẻ con rất dễ chán nên bạn phải bày vẻ đủ trò, chẳng hạn như cùng bé tham gia thi thố trong khi nấu nướng như ai nhặt rau nhanh hơn nè, ai vo bột tròn hơn… và nên có phần thưởng cho người thắng cuộc. Dĩ nhiên bạn phải luôn luôn nhường cho bé thắng rồi.

Cách hay dạy con nấu một bữa ăn 10

Bạn có thể mua cho bé cả một bộ đồng phục đầu bếp riêng để tạo hứng thú cho bé

  • Khen ngợi

Rõ ràng bạn không thể tiết kiệm lời khen cho “đầu bếp” đáng yêu này dù đôi khi cả nhà phải nhăn mặt khi thử món ăn bé nấu. Nếu trẻ chiến thắng một cuộc thi, mẹ cũng hãy cổ vũ cho con nhé! Cho dù trẻ làm chưa tốt lắm như bột bé nhào méo mó, nồi cá kho quá mặn thì bạn cũng nên động viên trẻ đã làm tốt và làm tốt hơn lần trước rất nhiều.Hãy để trẻ thấy rằng mình có ích và làm được, học được nhiều thứ thú vị khi ở trong bếp, mẹ nhé!

Tags:

Bài viết liên quan