Mẹ&Con - “Cách dạy con của mẹ Nhật” hay “dạy con kiểu Nhật” đang là cụm từ được nhiều mẹ bỉm sữa tìm kiếm trên mạng. Vậy mẹ Nhật có cách dạy con thế nào mà được nhiều người truyền tai đến thế? Thủ tướng Đài Loan và “tâm thư dạy con” hết sức tuyệt vời Mâu thuẫn cách nuôi dạy con: làm sao giải quyết? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Cả thế giới đều biết đến với cách dạy con của mẹ Nhật khiến trẻ con Nhật Bản luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh, tự lập từ rất sớm. Cùng xem mẹ Nhật dạy con như thế nào nhé?

1. Không gắn “mác” cho con

Theo hiệu ứng Pygmalion, khi trẻ được khen về một hành động cụ thể, trẻ sẽ lặp lại những hành động đó và tìm cách để làm tốt những việc khác. Hiệu ứng thể hiện việc ”đánh lừa” trẻ nhỏ theo nguyên tắc gán cho chúng những đặc điểm tốt dần lên để làm cho trẻ chuyển biến theo hướng tích cực. Ngược lại, việc mắng nhiếc trẻ nhỏ không bao giờ khiến chúng trở nên tốt lên mà chỉ làm chúng tin rằng mình thực sự là người như vậy.

Bỏ túi ngay 5 bí kíp trong cách dạy con của mẹ Nhật 5

Mẹ Nhật không gắn “mác” trẻ hư cho con (Ảnh minh họa).

Do đó, thay vì gắn “mác” cho trẻ bằng những câu như “trẻ hư”, “trẻ chưa ngoan” mẹ Nhật sẽ có cách khích lệ, động viên khi con chưa làm tốt. Kể cả khi khen, mẹ Nhật cũng không khen một cách chung chung khiến trẻ tự phụ nhưng lại chẳng biết mình thực sự làm tốt ở chỗ nào. Mẹ Nhật khen con bằng cách chỉ cho con thấy mình đã làm được những gì, vừa khen vừa nhận xét để khích lệ cũng như hướng dẫn, động viên giúp trẻ cố gắng hơn nữa.

2. Trẻ biết chữ càng sớm càng tốt

Trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ học chữ càng sớm sẽ dẫn đến việc thay đổi chức năng của não giúp trẻ thông minh hơn. Ở độ tuổi càng nhỏ, khả năng tiếp thu ngôn ngữ, chữ cái của trẻ càng tốt. Càng kích thích hệ ngôn ngữ của trẻ phát triển sớm thì khả năng giao tiếp và phản ứng với môi trường xung quanh của trẻ càng phát triển mạnh.

Tuy nhiên, cũng theo cách dạy con của mẹ Nhật, học sớm không có nghĩa là “bắt ép để học”. Mẹ Nhật sẽ dạy trẻ học chữ thông qua các trò chơi, các hình ảnh hay những lần trẻ khám phá thế giới tự nhiên cùng mẹ để việc học trở nên thú vị, đơn giản và nhẹ nhàng.  

Bằng cách “vừa học vừa chơi vừa khám phá thế giới” mẹ Nhật có thể vừa dạy cho con kiến thức, vừa giúp con nhớ lâu lại không làm con cảm thấy chán nản hay quá mệt mỏi khi “học”.

3. Hạn chế thấp nhất việc cho trẻ xem tivi

Theo người Nhật, tivi chính là phương tiện tách rời trẻ con với mọi người xung quanh và thế giới tự nhiên. Không những thế, xem tivi quá nhiều còn khiến cấu trúc đại não của trẻ bị phá vỡ. Phần thùy não trước là nơi hình thành năng lực suy nghĩ của con người. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với tivi nhiều, phần sóng âm tivi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này khiến trẻ có nguy cơ tự kỷ cao hoặc nặng hơn là tăng khả năng mắc bệnh máu trắng ở trẻ em.

Từ cơ sở khoa học đó, mẹ Nhật có phương châm dạy con là “tắt tivi, bật ý tưởng” để nhắc nhở rằng chỉ nên hạn chế cho trẻ xem tivi mà dành nhiều thời gian để trẻ ra ngoài, học hỏi và khám phá thế giới.

4. Phát triển khả năng vận động ở trẻ em

Trẻ em chỉ phát triển toàn diện trí tuệ và tinh thần khi có một thể chất tốt. Vì thế ngay từ khi còn nhỏ, mẹ Nhật đã chú trọng đến việc phát triển thể chất, sức khỏe cho trẻ thông qua các hoạt động vận động. Khi trẻ lên 2, mẹ Nhật đã giúp trẻ có thói quen đi bộ đều đặn mỗi ngày. Đi từ ít tới nhiều, ngắn tới dài. Bắt đầu từng chút, từng chút một phù hợp với sự phát triển của trẻ theo đừng độ tuổi.

Bỏ túi ngay 5 bí kíp trong cách dạy con của mẹ Nhật 6

Phát triển khả năng vận động ở trẻ cũng là một cách dạy con của mẹ Nhật (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, rèn luyện khả năng vận động còn thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ không chỉ “ngồi” học mà còn được vui chơi, chạy nhảy phù hợp với từng môn học. Học không chỉ là học chữ, học đọc, học viết mà còn học các kĩ năng như gấp giấy, viết thư pháp, học hát, học nhảy, may vá, làm vườn… để giúp trẻ hòa đồng với mọi người và phát triển một cách toàn diện.

5. Không có điều gì “có sẵn” nếu không tìm tòi, tra cứu

Trẻ con rất hay hỏi, hay tò mò về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, theo cách dạy con của mẹ Nhật, không phải mọi câu hỏi đều có đáp án sẵn. Có nghĩa là một mặt mẹ Nhật vẫn trả lời câu hỏi của con nhưng mặt khác mẹ Nhật cũng đặt câu hỏi và hướng dẫn cho trẻ cách tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.

Tương tự với các tình huống và vấn đề xung quanh trẻ hay gặp phải. Mẹ Nhật luôn bên con nhưng không giải quyết vấn đề cho trẻ mà cùng trẻ đặt câu hỏi để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là mẹ Nhật dạy trẻ có được sự lựa chọn cho riêng mình và chịu trách nhiệm với hướng giải quyết đó.

Tags:

Bài viết liên quan