Mẹ và Con - Bí tiểu sau sinh không những gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho sản phụ mà hơn nữa nếu không điều trị đúng cách cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau.

Bí tiểu sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp và đặc biệt là đối với các mẹ khi sinh ngả âm đạo. Tình trạng này xảy ra khiến các mẹ có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này sẽ khiến cơ thể người mẹ gặp nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Vì sao sản phụ bị bí tiểu sau sinh?

Sau khi sinh từ khoảng 2 – 8 tiếng, các mẹ sau sinh thường sẽ có cảm giác đi tiểu ít nhất là 1 lần. Những trường hợp không đi tiểu trong khoảng thời gian này, các mẹ rất có thể gặp phải tình trạng bí tiểu sau sinh. Để chắc hơn về tình trạng này của sản phụ, các bác sĩ sẽ phải tiến hành để siêu âm bên trong ổ bụng nhằm kiểm tra lượng nước tiểu bên trong bàng quang của mẹ sau sinh.

Bí tiểu sau sinh có thể bắt gặp ở mọi phụ nữ, tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, đau bàng quang và khi ấn vào vùng bụng dưới cảm giác sẽ đau nhói.

Với những sản phụ sinh thường

Trong quá trình sinh con, phần đầu của thai nhi có thể đè lên nhiều bộ phận trong cơ thể như: bàng quang, niệu đạo… Từ đó bàng quang dễ bị phù thũng, ứ đọng nước tiểu bên trong.

bí tiểu sau sinh
Bí tiểu sau sinh

Phần lớn các sản phụ sinh con qua đường âm đạo sẽ bị rạch tầng sinh môn để quá trình sinh nở trẻ dễ dàng hơn. Sau đó, các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Chính vì lý do này sẽ làm cho sản phụ bị đau và ngại rặn tiểu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bí tiểu sau sinh và khó tiểu. Hơn nữa, trong thai kỳ, một số mẹ bầu có thể nhiễm trùng đường tiểu khiến ống dẫn tiểu bị sưng và phù nề sau sinh. Từ đó tình trạng khó tiểu sẽ xuất hiện.

Với những trường hợp sinh mổ

Trong quá trình sinh mổ, bàng quang của người bệnh có thể bị tổn thương và ảnh hưởng đến đường tiểu. Hơn nữa, khi sinh mổ các sản phụ sẽ cần phải sử dụng thuốc mê và thuốc gây tê. Sau khoảng 8 tiếng sau sinh, các mẹ vẫn bị ảnh hưởng bởi thuốc tê và ảnh hưởng đến bộ phận như: bàng quang, đường dẫn tiểu và vùng bụng dưới. Cụ thể những cơ quan trọng trong việc đào thải nước tiểu có thể bị mất cảm giác và dẫn đến tình trạng bí tiểu sau sinh.

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống khi sinh mổ

Một số cách trị bí tiểu sau sinh 

Dù bí tiểu là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm, nhưng khi gặp tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng thường gặp đó là:

  • Tổn thương, thậm chí liệt dây thần kinh bàng quang
  • Suy giảm hoặc mất khả năng trương lực bàng quang
  • Viêm nhiễm bàng quang
  • Viêm nhiễm, suy giảm chức năng thận. Một số trường hợp có thể dẫn đến thận ứ nước, gây tổn thương thận nghiêm trọng

Tùy vào nhiều trường hợp và mức độ bệnh khác nhau mà chị em có thể áp dụng những cách điều trị bí tiểu sau sinh khác nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất. Sau đây là những cách phổ biến để điều trị bí tiểu hiệu quả:

Đối với những trường hợp bí tiểu sau sinh nhẹ

Khi gặp tình trạng bí tiểu sau sinh nhẹ, bệnh nhân có thể uống nhiều nước hơn, đồng thời có thể áp dụng phương pháp chườm ấm vùng bụng để làm tăng cảm giác buồn tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể tập đi tiểu theo tư thế tự nhiên (tư thế thường ngày giúp phản xạ đi tiểu nhanh hơn)

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm nhiều loại thuốc chống phù nề, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh. Đó là thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh và những loại vitamin nhóm B…

Đặc biệt, các sản phụ cũng cần chú ý đến những việc chăm sóc và vệ sinh ở vết khâu tầng sinh môn. Điều này sẽ giúp về khâu tránh bị viêm nhiễm. Vì nếu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, sản phụ sẽ có cảm giác đau đớn, sợ đi tiểu hơn khiến cho tình trạng bí tiểu ngày càng nghiêm trọng hơn

Đối với những trường hợp nặng hơn

Với những trường hợp bị tiểu nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đặt ống thông tiểu. Một đầu của ống thông tiểu sẽ được đặt vào niệu đạo và tiếp tục đi sâu vào bàng quang, một đầu sẽ được nối với túi đựng nước tiểu.  Lời khuyên cho sản phụ sau sinh là nên uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, không nên có thói quen nhịn tiểu để phòng tránh tình trạng bị tiểu sau sinh. 

bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không

Hướng dẫn chăm sóc sản phụ mổ đẻ trong tuần đầu tiên sau sinh 

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc sản phụ sinh mổ trong tuần đầu tiên để tránh tình trạng viêm nhiễm và không ảnh hưởng đến phản xạ tiểu của cơ thể:

  • Ngày đầu tiên: Đây là thời điểm mà sản phụ thường rất yếu và cần nghỉ ngơi thật nhiều trên giường. Sản phụ có thể co duỗi chân hoặc thay đổi các tư thế một cách nhẹ nhàng. Khi sản phụ đã xì hơi được hoặc đi đại tiện có thể bắt đầu ăn những quả mềm và cháo loãng để chống đói
  • Ngày thứ hai: Dù đau nhiều nhưng sản phụ vẫn nên vận động nhẹ nhàng để tránh nguy cơ táo bón, ứ đọng phổi hay hình thành máu đông ở chân tay, viêm tắc tĩnh mạch hoặc dính ruột…
  • Ngày thứ ba: Sản phụ nên tập đi trong phòng hoặc tập đi ngoài hành lang. Lúc này sản phụ có thể ăn cơm và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Từ ngày thứ 4 sau mổ, sản phụ có thể ăn uống bình thường, sức khỏe đã dần hồi phục

Sau khi xuất viện:

  • Sau khi xuất viện, sản phụ nên chăm sóc vết mổ thật kỹ. Tuyệt đối không bôi đắp bất kỳ sản phẩm nào lên vết mổ
  • Sản phụ cần bổ sung thêm dưỡng chất và uống thật nhiều nước để tăng khả năng tiêu hóa thực phẩm
  • Nghỉ ngơi thật nhiều, luôn giữ tinh thần thoải mái
  • Lưu ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách vùng kín, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiểu

Bí tiểu sau sinh là tình trạng phổ biến sau sinh, nếu không có phương pháp khắc phục đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và gây ra nhiều phiền toái. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng này để có thể chăm con tốt hơn. 

Bài viết liên quan