Mẹ&Con – Ngoài niềm vui, trong quá trình nuôi dạy con chắc chắn cũng không thiếu những lúc mẹ giận "điên người" vì sự nghịch ngợm của trẻ. Xử sao trong những tình huống này? Mẹ&Con bật mí cách kìm chế cơn "giận mất khôn" trước mặt con cái, đừng bỏ lỡ mẹ ơi Con trở thành kẻ trộm vì ba mẹ giáo dục sai cách Học trò đốt nhà thầy vì bị la mắng Làm thế nào để mẹ kiềm chế được sự tức giận của con?

Rất nhiều ba mẹ thể hiện sự tức giận của mình bằng cách quát nạt con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, quát nạt không giúp trẻ nhận biết lỗi sai và sửa đổi tốt hơn mà ngược lại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số cách dạy con ngoan mà không cần la mắng, quát nạt trẻ, tham khảo mẹ nhé!

Bỏ qua những điều nhỏ nhặt                                                           

Trẻ con sẽ thường xuyên mắc lỗi để học hỏi và lớn lên. Vậy nên bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý rằng chuyện con mắc lỗi là chuyện thường gặp. Thay vì răn phạt từng chút, mẹ nên học cách bỏ qua và trò chuyện cùng trẻ. Trừng phạt trẻ bất kể lỗi lớn nhỏ sẽ làm bé sinh ra tâm lý sợ hãi hơn là tiếp thu. Nếu mẹ nhắc nhở bé một cách nhẹ nhàng bé sẽ ý thức hơn và cố gắng trở nên ngoan hơn. Với mọi đứa trẻ, sự trừng phạt bằng hình thức quát nạt hay thô bạo đều sẽ phản tác dụng.

Bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt của con cái không chỉ làm cho con gần gũi với bố mẹ hơn mà nó còn giúp bạn quên đi sự khó chịu và bực dọc dẫn tới quát nạt con.

Hạ thấp giọng xuống

Biểu hiện đầu tiên của thái độ tức giận chính là việc mất kiểm soát trong lời nói khiến âm vực lời nói có thể cao hơn hoặc lời lẽ khó nghe hơn. Để hạn chế cơn tức giận trở nên “bùng phát”, mẹ có thể bắt đầu bằng việc hạ thấp giọng xuống. Khi nói nhỏ, bạn sẽ có xu hướng suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi nói. Những lời tổn thương cũng nhờ vậy mà giảm bớt.

Bí quyết nuôi dạy con: Mách mẹ cách kìm chế cơn giận hiệu quả 5

Hạ thấp giọng xuống chính là cách để hạn chế cơn giận “bùng phát” (Ảnh minh họa).

Về phía trẻ, việc bạn thay đổi âm lượng trong lời nói khiến con bạn chú ý lắng nghe hơn. Từ đó tăng phần trăm cơ hội tiếp thu lời nói của bạn đối với con hơn là sự quát nạt.

Tìm kiếm “trạng thái bình bĩnh”

Khi bạn giận dữ đồng nghĩa với nhịp tim và nhịp thở tăng lên. Vậy nên cách tốt nhất để kiềm chế sự tức giận khi quát nạt con cái là tìm kiếm “trạng thái bình tĩnh” trong cơn giận dữ.

Mỗi khi giận con, mẹ khoan quát mắng con vội mà nên tìm một nơi yên tĩnh để suy nghĩ và sắp xếp những việc cần nhắc nhở, bày tỏ với con. Nhắm mắt lại trong vài giây để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi đưa nhịp tim, nhịp thở về trạng thái bình thường.

Trong khoảng thời gian bạn một mình, bé con cũng có thời gian để suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau khi cả hai đã có đủ thời gian để bình tĩnh, mẹ con có thể nói chuyện cùng nhau. Mọi việc sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn khi có nhiều thời gian suy nghĩ hơn.

Đặt mình vào vị trí của con

Đặt mình vào vị trí của con trước khi nổi giận sẽ giúp bạn hiểu hơn về lý do trẻ hành động như vậy. Thực tế đúng là trẻ làm sai, nhưng đôi khi thông qua những biểu hiện của trẻ khi làm sai sẽ giúp bạn hiểu và định hướng tốt hơn trong cách giáo dục con cái của mình cho phù hợp.

Tâm sự với người khác

Hậu quả của việc “ôm cục tức” một mình không làm cơn tức giận biến mất mà chỉ khiến cho tâm trạng của bạn ngày càng khó chịu, nóng nảy hơn. Khi con cái làm ra lỗi và khiến bạn tức giận, mẹ nên chia sẻ cùng người khác những băn khoăn, trăn trở. Người đó có thể là chồng, bạn thân hoặc anh chị em thân thiết trong nhà. Đây là một cách để bạn giải tỏa cơn bực dọc và nỗi bức xúc trong lòng. Sau khi “xả” hết ra, biết đâu bạn lại thấy nhẹ lòng hơn và sẵn sàng đón nhận những “hành động không hiểu nổi” khác của trẻ ở một tâm thế nhẹ nhàng hơn.

Quy định số lần quát nạt con cho bản thân

Nếu tần suất bạn quát mắng con ngày càng nhiều và khoảng cách giữa các lần ngày càng ngắn, có thể bạn đang gặp rắc rới với việc giáo dục con cái. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này là tự đặt cho mình những “quy định” về số lần la mắng con. Dành thời gian để kiểm điểm và đánh giá lại xem vấn đề trẻ gặp phải là gì và nó thật sự nên giải quyết bằng sự quát nạt hay chưa?

Bí quyết nuôi dạy con: Mách mẹ cách kìm chế cơn giận hiệu quả 6

Kiểm soát những lần quát nạt con chính là cách để thay đổi thới quen giáo dục con cái của bạn (Ảnh minh họa).

Tự đặt quy định trong một khoảng thời gian như một tháng hay 45 ngày và bắt bản thân thực hiện để cố gắng thay đổi thói quen la mắng khi dạy dỗ con. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi nhỏ mà đem lại kết quả không tưởng nếu áp dụng cách này.

Dặn lòng “lời nói khi tức giận chính là vũ khí sát thương vô hình”  

Trong cơn tức giận, hầu như bạn đều không biết mình sẽ nói ra những gì và nó có tính sát thương lớn như thế nào. Đối với trẻ con, lời nói của cha mẹ trong lúc mất bình tĩnh có thể làm tổn thương đến tâm hồn trẻ trong suốt những năm tháng lớn lên. Khi chúng ta đang nắm vai trò nuôi dạy và định hướng, chúng ta không nên nói ra những lời nói tổn thương trẻ. Nếu vô tình nói những lời không nên, bạn nên nhận lỗi và nói xin lỗi với trẻ. Điều này cũng dạy cho trẻ biết chúng ta là con người và ai cũng có lỗi lầm.

Mẹ&Con biết rằng, việc dạy dỗ con không là điều dễ dàng, vì vậy Mẹ&Con hy vọng rằng những mẹo để kiềm chế không quát nạt khi tức giận con cái trên sẽ góp phần giúp bạn đỡ vất vả hơn trong quá trình nuôi dạy con ngoan, nên người.

Tags:

Bài viết liên quan