Mẹ&Con – Gia đình bạn vừa có bé thứ 2, mọi sự quan tâm hầu như đổ dồn lên bé nhỏ, bạn hay so sánh các con với nhau…Đó chính là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng ganh tị lẫn nhau giữa anh chị em trong nhà.

Cha mẹ nào có từ 2 con trở lên thì cha mẹ cần hết sức tinh tế, khéo léo trong ứng xử của mình để hạn chế tình trạng anh chị em ruột ganh tị lẫn nhau.

Biểu hiện của sự ganh tị lẫn nhau giữa anh chị em trong nhà thường là các con hay so bì, tỏ thái độ gây hấn hoặc không thèm trò chuyện với nhau. Thậm chí, trẻ cũng không bỏ qua bất cứ cơ hội mách tội, chỉ trích lẫn nhau và tỏ ra vui thích, hả hê khi anh/ chị/ em bị phạt, thậm chí lén lút gây tổn thương thân thể của nhau.

Bí quyết giúp mẹ dẹp ngay tính ganh tị lẫn nhau của con 6

Trẻ thường có thái độ so bì, gấy hấn, nếu người lớn có cách ứng xử chưa khéo léo (Ảnh minh họa).

Khi các con có dấu hiệu ganh tị lẫn nhau, bố mẹ nên làm gì?

Trò chuyện nhiều hơn cùng trẻ

Mục đích của cuộc trò chuyện là tìm hiểu nguyên nhân và cảm xúc của trẻ. Hãy giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa khi nói chuyện với trẻ. Hỏi về cảm giác của trẻ đối với anh chị em của mình và vì sao cảm thấy như vậy. Khi bạn đủ tin tưởng với trẻ, trẻ sẽ bày tỏ với bạn và việc bạn nên làm là chuẩn bị tinh thần trước và kiểm soát tốt cách phản ứng của mình khi nghe trẻ nói. Hãy xin lỗi con nếu bạn nghe được lí do từ trẻ là do “ba mẹ quan tâm anh/chị/em hơn con”.

Hãy cho trẻ biết trẻ được yêu quý vì điều gì

Bạn nên hiểu rằng, trẻ tỏ ra ganh tị khi trẻ thấy mình ít được quan tâm. Trẻ ở thế yếu hay thiếu tự tin vào khả năng, vị trí của mình trong gia đình. Khi bạn biết trẻ đang có sự tủi thân vì kém tự tin ở bản thân, hãy gia tăng sự tự tin của trẻ, Hãy cho trẻ biết chúng đáng được yêu quý vì điều gì, nhận diện những điểm mạnh, điểm tốt của trẻ để khen ngợi và giúp bé nhận ra bản thân mình cũng có nhiều ưu điểm. Khi trẻ phạm lỗi hoặc chưa tốt, chưa hoàn thiện, tránh dùng những từ ngữ tiêu cực như “Con là đứa trẻ hư đốn”, “Con dốt thế”, “Con thật là ích kỷ”… Khi bạn nói với trẻ những điều những thế, không làm cho trẻ nhận ra lỗi của mình chỉ góp phần làm tổn thương lòng tự trọng, giảm bớt sự tự tin và khiến bé trở nên ganh tị lẫn nhau hơn.

Ngừng so sánh giữa các con với nhau

Hãy nói với con rằng “Mình là một gia đình và các con là anh chị em ruột với nhau nên cần phải yêu thương, giúp đỡ nhau” thay vì  “Tại sao con không học hành đàng hoàng như anh của con?”, “Tại sao chị của con ngoan ngoãn, mà con lại hư đốn như thế?”, “Tại sao em của con làm được mà con thì không?”. Đừng làm trẻ hằn sâu lên suy nghĩ anh/chị/em của chúng là thước đo cho mọi nỗ lực mà trẻ làm được.

Cha mẹ hãy là chuyên gia gỡ rối những mâu thuẫn và cầu nối cho mọi yêu thương.

Chuyện trẻ con chơi đùa chung lâu ngày chắc chắn sẽ xảy ra cãi vã, tranh giành, tị nạnh. Khi đó, cha mẹ hãy là “quan tòa” để giải quyết những mâu thuẫn, ấm ức của trẻ. Cha mẹ nên yêu cầu các anh chị em của trẻ không chê bai, nhạo báng khi bé bị phạt, giải thích rõ là ai cũng có thể có lúc phạm sai lầm, phải thông cảm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hãy tạo điều kiện nhiều hơn cho cả gia đình có cơ hội làm việc cùng nhau. Khi đó, bạn hãy phân công công việc cho trẻ để tăng cường sự hợp tác và tạo điều kiện cho các bé tiếp xúc với nhau nhiều hơn, trò chuyện nhiều hơn để yêu thương nhau hơn.

Bí quyết giúp mẹ dẹp ngay tính ganh tị lẫn nhau của con 7

Hãy cho trẻ có cơ hội làm việc cùng nhau để tăng cơ hội giải tỏa những xích mích, hiểu lầm lẫn nhau (Ảnh minh họa).

Đối xử công bằng với tất cả con cái chính là chìa khóa then chốt đóng lại cánh cửa của sự ganh tị lẫn nhau.

Bí quyết giúp mẹ dẹp ngay tính ganh tị lẫn nhau của con 8

Công bằng với các con chính là việc đầu tiên để cha mẹ đẩy cái con lại gần với nhau hơn (Ảnh minh họa).

Để ngăn ngừa từ xa tình trạng ganh tị lẫn nhau của con cái, cha mẹ nên đối xử thật công bằng với những đứa con của mình. Sự công bằng phải thể hiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong sinh hoạt hằng ngày như việc mua sắm quần áo mới, trong việc giáo dục, răng phạt hay khen thưởng. Hãy cho trẻ hiểu tại sao trẻ có được thứ gì đó và tại sao trẻ lại chưa được thứ đó mà người khác lại có.

Tags:

Bài viết liên quan