Có nhiều yếu tố khiến gia tăng bụi mịn như: Các nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông di chuyển quá nhiều… Chính vì vậy bạn cần nắm vững kiến thức bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm bụi mịn như hiện nay. Trước tiên hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu bụi mịn là gì nhé!
Bụi mịn PM2.5 và PM1.0 là gì?
Bụi PM1.0
Hiểu một cách đơn giản thì bụi mịn PM1.0 là những hạt bụi dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí. Chữ PM là viết tắt của chữ tiếng Anh – Particulate Matter, có ý nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). Chỉ số 1.0 là chỉ số kích thước các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet. Bụi mịn PM1.0 (dưới 1 μm) đã xuất hiện tại nước ta từ vài năm trở lại đây, nhất là vào những ngày nhiệt độ xuống thấp hoặc không khí khô.
Bụi PM2.5
Theo nhiều chuyên gia bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống (so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần). Bụi PM2.5 được hình thành từ các chất như nitơ, carbon và các hợp chất kim loại khác.
Tình trạng ô nhiễm bụi mịn ở Việt Nam ngày 28/1 theo AQI
Dự báo tình trạng ô nhiễm do bụi mịn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 1, theo AQI
Dự báo tình trạng ô nhiễm do bụi mịn ở Hà Nội trong tháng 2, theo AQI
Những tác hại của bụi siêu mịn đến sức khỏe con người
Gây dị ứng da
Ở mức độ nhẹ nhất, bụi PM2.5 mang theo vi khuẩn bám vào bề mặt da của cơ thể gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, dị ứng. Nặng hơn gây đau mắt, viêm mũi, các bệnh về tai mũi họng. Theo công bố của Bộ Y tế, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh về tai, mũi, họng cao nhất từ trước đến nay nguyên nhân chính do ô nhiễm không khí.
Suy giảm hệ miễn dịch
Nghiên cứu của nhóm G.S. Barbara Maher, Đại học Lancaster (Anh) công bố trên PNAS vào năm 2016 cho thấy bụi PM2.5 hấp thụ chất độc, mang theo vi khuẩn và virus ngoài môi trường. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng lại thải độc tố này vào cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch. Nghiên cứu này cho thấy hơn 60% người dân tại các thành phố ô nhiễm của Ấn Độ cho rằng họ dễ mắc các bệnh vặt (cảm, sốt, ho, đau họng…) hơn so sới 5 năm trước.
Viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính
Bụi mịn PM2.5 và PM1.0 xâm nhập vào cơ thể người thông qua quá trình hít thở không khí từ bên ngoài vào cơ thể. Chúng theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào khí quản, bề mặt phổi. Theo thời gian, lượng bụi này tích tụ càng nhiều, gây ảnh hưởng càng lớn.
Hạt PM1.0 và PM2.5 xâm nhập vào khí quản và phổi ban đầu gây các cảm giác khó chịu như khàn tiếng, hắt hơi, ho, khó thở. Theo thời gian chúng có thể gây ra các bệnh như hen suyễn, tim mạch. Đặc biệt PM2.5 có kích thước siêu nhỏ có thể xâm nhập sâu, là nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính. Trường hợp nhiễm bụi mịn quá nhiều có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Gây nhiều bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh
Nhiều chuyên gia về sức khỏe cho biết, bụi PM2.5 còn nguy hiểm hơn PM10, với đường kính siêu nhỏ chúng có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, xâm nhập vào máu gây ra những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, chúng sẽ thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn khí – máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim
Theo nghiên cứu của khoa tim mạch, bệnh viện Nhân dân thuộc đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng. Khi bạn sinh sống quá lâu ở môi trường có nhiều bụi mịn, giống như bạn đang có một “quả mìn” ở ngay tim. Khi bụi tích tụ đủ lâu sẽ khiến vị trí bị tắc mạch máu bình thường bị vỡ gây nên nhồi máu cơ tim cấp tính.
Gia tăng tỷ lệ tử vong vì cao huyết áp
Theo nghiên cứu của Học viện Y tế Cộng đồng – Đại học Harvard (Hoa Kỳ), các nhà khoa học đã chứng minh những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi máu cơ tim mà còn dẫn đến thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim. Nghiên cứu này đã khảo sát 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi bụi PM2.5 tăng lên 10 µg/m3 thì tỉ lệ tử vong của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.
Ảnh hưởng đến các chức năng của não
Các nghiên cứu trên não người cho thấy bụi mịn còn có khả năng di chuyển rồi thẩm thấu vào não, gây ra chứng thoái hóa não. Nghiên cứu này đã chứng minh ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ thoái hóa não ở các thành phố lớn thuộc Trung Quốc và Ấn Độ trong hơn 1 thập kỷ qua.
Gây ung thư và biến đổi gen
Các nhà khoa học đã nhận thấy PM2.5 chứa kim loại là nguyên nhân gây ung thư và nguy hiểm nhất là biến đổi gen ở người.
Ảnh hưởng đến chiều cao và khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp
Nhóm đối tượng nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM1.0 đó là trẻ em. Trẻ nhỏ sống ở những nơi ô nhiễm không khí nặng khó phát triển chiều cao toàn diện và có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn từ 19 – 25% so với bình thường.
Những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm bụi mịn
Luôn đeo khẩu trang chuyên dụng khi ra đường
Không sử dụng khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế, những loại này không có tác dụng bảo vệ bạn khỏi bụi mịn. Hãy sử dụng khẩu trang N95, N99 có khả năng lọc bụi mịn, virus, vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại trong không khí ô nhiễm.
Sử dụng máy lọc không khí cho gia đình và văn phòng làm việc
Vì bụi mịn có kích thước rất nhỏ, chúng có khả năng len lỏi vào mọi ngóc ngách trong ngôi nhà của bạn, vì vậy hãy trang bị thêm cho gia đình mình một chiếc máy lọc không khí. Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí rất đơn giản nên bạn có thể chọn loại bất kỳ có trên thị trường. Tuy nhiên hãy lưu ý sau mỗi 6 tháng đến 1 năm, bạn nên thay miếng vải lọc một lần để đảm bảo chức năng lọc hoạt động tốt nhất.
Bên cạnh đó các bạn nên ghi nhớ thêm Khuyến cáo của Bộ Y tế về đối phó với ô nhiễm không khí qua những hình ảnh sau:
Trên đây là những thông tin về tình trạng ô nhiễm bụi mịn, bên cạnh đó là bí quyết giúp bạn bảo vệ sức khỏe trước tình trạng này. Bạn hãy cùng Mẹ và Con ghi nhớ và chia sẻ với người thân, bạn bè để mọi người cùng có kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!