Mẹ&Con - Vì công việc mà ba thường xuyên phải đi công tác, lúc ấy chỉ còn mẹ và bé ở nhà thôi. Làm thế nào để “người đàn ông tí hon” có thể giúp đỡ mẹ những công việc nhà nho nhỏ nhỉ? Dưới đây là một số bí quyết giúp các mẹ đào tạo bé trở thành "người đàn ông chăm chỉ" nhé. Con trai Diệp Bảo Ngọc tạo dáng sành điệu “Con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi!” - Bài học về chữ "nghĩa"

1. Tạo hứng thú cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ (2 – 3 tuổi)

Ở lứa tuổi này, các mẹ nên áp dung biện pháp “mưa dầm thấm lâu”. Mỗi ngày trước khi đi ngủ các mẹ nên kể cho bé nghe một câu chuyện hay thỉnh thoảng cho bé coi những chương trình hoạt hình trên tivi, trong có các nhân vật hiền lành chăm chỉ như cô Tấm chui ra từ trong quả thị quét nhà nấu cơm đợi bà lão trở về, bạn BuBu xin ba cho mình đi theo ra vườn trồng cây, trong vườn BuBu đã nhận biết được các loại cây, nào là rau dền, rau cải và cả củ cải trắng nữa… Với “chiến thuật” mưa dầm thấm lâu mà mẹ bồi đắp này, các bé sẽ hào hứng và mong chờ đến một ngày có thể tự tay mình làm những công việc có ích giống như các bạn nhỏ trong truyện đấy!

Bí quyết đào tạo bé trở thành "người đàn ông chăm chỉ" 7Thỉnh thoảng mẹ kể cho bé nghe những câu chuyện kích thích sự hào hứng – Ảnh minh họa

Đối với trẻ lớn (4 – 5) tuổi

Khi bé lớn hơn, để tạo hứng thú làm công việc nhà cho bé thì các mẹ hãy để bé thoải mái với con mắt thẩm mỹ trong mỗi lần đi siêu thị, mua sắm. Ở lứa tuổi này thì màu sắc và hình dạng rất dễ kích thích hứng thú của trẻ. Bé thích cái chén có hình con cún sẽ tự động rửa chén sau mỗi bữa ăn, bé thích cây chổi quét nhà có màu vàng sẽ hào hứng quét nhà mỗi khi được nhắc nhở…

Bí quyết đào tạo bé trở thành "người đàn ông chăm chỉ" 8(Bé tự giác làm việc nhà – Ảnh minh họa)

2. Tạo tình huống

Đối với trẻ nhỏ (2 – 3 tuổi)

Lứa tuổi này bé vẫn còn khá “ngây thơ”, chưa phân biệt được nhiều điều thật giả – giả thật. Nắm được nhược điểm này, các mẹ hãy “thử lòng” bé bằng cách giả bộ. Ví dụ: khi mẹ đi chợ về, tay xách nách mang một mớ đồ lỉnh khỉnh với khuôn mặt mệt mỏi: “Hôm nay mẹ bị say nắng nhức đầu quá, con yêu có thể giúp mẹ mang những thứ này cất vào tủ lạnh được không?” Là một người con ngoan và yêu mẹ, có lẽ trong trường hợp này hiếm có bé nào có thể từ chối một “lời mời” dễ thương như vậy của mẹ mình phải không?

Đối với trẻ lớn (4 – 5) tuổi

Ở giai đoạn này, hoạt động chủ yếu của bé ở trường mầm non là đóng vai theo chủ đề. Kết hợp giữa việc học và chơi, các mẹ nên đóng vai cùng bé và đưa những “vai diễn” trong các câu chuyện vào đời thực. (Ví dụ câu chuyện “Thỏ dọn nhà” – Bé sẽ đóng vai thỏ trắng, don dẹp nhà cửa giúp đỡ mẹ mình giống như bạn thỏ trắng ngoan ngoãn trong câu chuyện đã được học)

Bí quyết đào tạo bé trở thành "người đàn ông chăm chỉ" 9Bé muốn được đóng vai nhiều nhân vật khác nhau – Ảnh minh họa

3. Hài hước + Kiên nhẫn

Đối với trẻ nhỏ (2 – 3 tuổi)

Lúc này bé còn ở độ tuổi nhỏ, mục tiêu chính mà mẹ hướng tới cho bé là làm quen với công việc nhà nên sự hài hước để tạo không khi vui vẻ, giúp bé có hứng thú trong công việc là điều rất tốt. Bé sẽ cảm thấy làm việc mà như chơi, chơi mà như làm việc… tinh thần thoải mái từ đó tạo ra những hứng khởi tích cực hơn.

Bí quyết đào tạo bé trở thành "người đàn ông chăm chỉ" 10Tạo tinh thần vui vẻ, làm việc chăm chỉ – Ảnh minh họa

Đối với trẻ lớn (4 – 5) tuổi

Lứa tuổi này điều quan trọng nhất mẹ cần lưu ý khi dạy cho bé làm việc nhà đó là chúng ta phải có lòng kiên nhẫn. Khoảng 5 tuổi, bé có thể làm một số việc lớn hơn như dọn bàn ăn, cắm bông vào bình sứ, lau chùi ghế sô pha… nhưng chưa thành thạo. Ví dụ: khi dọn bàn ăn vô tình bé làm bể chén thì điều các mẹ cần xử trí ở đây, đó là kiên nhẫn nhặt từng mảnh vỡ, xem chân tay con có bị thương không và dặn dò con cẩn thận lần sau chứ không phải la mắng hay tức giận. Sự nổi nóng ở trường hợp này có thể là “gáo nước lạnh” làm mất đi ý chí của trẻ, nếu lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trường hợp trẻ bị tự ti, khó bảo, không nghe lời người lớn.

Bí quyết đào tạo bé trở thành "người đàn ông chăm chỉ" 11Không nên la mắng khi bé lỡ tay – Ảnh minh họa

 4. Tạo điều kiện ở mọi lúc mọi nơi

Không chỉ riêng trong phạm vi gia đình, ở bất cứ nơi đâu như nhà ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, những người thân quen… nếu có cơ hội các mẹ hãy tạo điều kiện cho bé trổ tài để bé cảm nhận được rằng mình là người con ngoan, đi tới đâu mọi người cũng đều yêu quý và khen ngợi các mẹ nhé!

Trên này là một số bí quyết M&C đưa ra để chúng ta cùng nhau tham khảo đào tạo bé nhà mình trở thành “người đàn ông chăm chỉ”. Các mẹ hãy thử tưởng tượng nhé: Sẽ thế nào nếu một chiều tan sở chúng ta đi làm về, mở cửa bước vào nhà và hiện lên trước mắt là căn phòng sạch tinh với lọ hoa tươi rạng rỡ tỏa ngát hương cắm trên bàn? Chỉ nghĩ đến đây thôi ắt hẳn ai cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc khi có “người đàn ông nhỏ” của riêng mình rồi đúng không nào?

Mẹ có biết?

Lợi ích của việc tập cho bé làm việc nhà:

Siêng năng, kiến trì ngay từ khi còn nhỏ
– Mở rộng vốn kiến thức
– Phát huy tính sáng tạo, tăng cường trí tưởng tượng.
– Đỡ gánh nặng cho ba mẹ
– Làm cho ba mẹ tự hào với những người xung quanh.

Tags:

Bài viết liên quan