Phần lớn thực phẩm chúng ta quen thuộc hằng ngày đều có hàm lượng purin hoặc fructose khá nhiều. Bệnh gout nên ăn gì ít hai chất này nhưng cũng không cần lập chế độ ăn kiêng quá đỗi khắt khe.
Nếu kiêng khem quá nhiều ngược lại có thể dẫn tới tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng hoặc làm người bệnh bị căng thẳng triền miên. Sau đây là gợi ý những thực phẩm chứa ít purin mà người bệnh gout nên ăn từ Tạp chí Mẹ và Con. Mời bạn cùng tham khảo!
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào tới bệnh gout?
Có thể bạn đã biết, nguyên nhân chính gây bệnh gout là dư thừa axit uric trong máu. Axit uric là sản phẩm của quá trình phân hủy purin – một hợp chất có rất nhiều trong thực đơn của chúng ta: Thịt, hải sản, một số loại rau củ. Các tinh thể muối urat này lắng đọng tại khớp và gây viêm khớp.
Không chỉ thế, những ai uống rượu bia nhiều thì nguy cơ phải đối mặt với các cơn gout cấp là rất cao. Khi uống bia rượu, lượng lactate trong máu tăng cao và giảm khả năng bài tiết axit uric của thận. Do thế mà tỷ lệ nam giới mắc gout cao hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới sau 40 tuổi.
Người bệnh gout nên ăn gì?
Có thể thấy chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến tình hình gout. Do đó, việc bệnh nhân gout nên ăn gì là rất quan trọng.
Thịt trắng
Nguồn đạm phù hợp nhất với người bệnh gout là thịt trắng như thịt gà, cá sông. Các loại thịt trắng này có hàm lượng đạm cao nhưng đồng thời có rất ít purin. Thịt trắng như cá lóc, cá rô đồng, cá diêu hồng hay ức gà giúp chống kết tủa muối urat. Bệnh nhân gout nên ăn khoảng 110 – 170g thịt trắng/ngày.
Trái cây, rau củ
Chế độ ăn nhiều rau xanh chắc chắn tốt với tất cả mọi người chứ chẳng riêng gì bệnh nhân gout. Hầu hết các loại rau củ, trái cây đều an toàn và tốt cho sức khỏe của người bệnh gout nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Bệnh nhân gout nên ăn gì giúp đào thải axit uric trong máu như cherry, dâu tây, thơm (dứa), dưa hấu, chuối… Rau củ cũng thường có hàm lượng purin thấp.
Bệnh nhân gout nên ăn gì giàu vitamin C
Vitamin C là vitamin cực kỳ quan trọng với cơ thể. Người bệnh gout nên ăn gì giàu vitamin C và ít chua như ổi, dứa, ớt chuông… Bổ sung vitamin C có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và tăng sức bền thành mạch, đồng thời cũng giảm nồng độ axit uric trong máu rất tốt.
Lưu ý, không nên dùng liều cao và dùng kéo dài bởi quá nhiều vitamin C sẽ tăng nguy cơ sỏi thận, giảm khả năng lọc bỏ axit uric.
Dầu ô liu, dầu thực vật
Dầu ô liu và dầu thực vật giàu chứa chất béo tốt, giảm sưng đau và hỗ trợ chống viêm khớp, giảm axit uric tốt. Bạn nên dùng trong bữa ăn hằng ngày thay cho các loại dầu, mỡ động vật khác. Lưu ý tránh chế biến ở nhiệt độ cao sẽ gây biến chất.
Bệnh gout nên ăn gì: Trứng
Trứng vừa giàu đạm, canxi lại chứa rất ít purin. Đây là thực phẩm ngon lành, bổ dưỡng mà người bệnh gout nên ăn.
Cà phê
Bạn đừng ngạc nhiên nhé! Một số nghiên cứu đã cho thấy caffeine với hàm lượng vừa phải có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, nếu bạn không uống được cà phê hoặc có mắc các bệnh lý khác cần kiêng cà phê thì không nên thử phương án này mà hãy uống trà như bên dưới.
Trà xanh
Trà xanh pha đúng cách và dùng một lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ tăng tốc hình thành nước tiểu, từ đó đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.
Ngũ cốc nguyên cám
Các loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, gạo xát dối, lúa mạch… chứa nhiều chất xơ giúp ức chế viêm khớp do gout.
Chế phẩm từ sữa và đậu nành
Ngoài ra, phô mai, bơ, kem tươi, váng sữa, sữa chua… cũng có tác dụng giảm lượng axit uric huyết thanh trong máu.
Người bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Người bệnh gout nên kiêng ăn gì chứa nhiều purin và fructose. Nếu không cẩn thận bạn có thể mắc phải các cơn gout cấp đầy đau đớn vì lỡ nạp nhiều purin. Để kiểm soát tốt bệnh gút thì cần tránh các nhóm thực phẩm vốn rất thường gặp sau đây:
Các loại đạm người bệnh gout không nên ăn
Người bệnh gout không nên ăn gì có thịt đỏ, nội tạng hay hải sản. Thịt bò, dê, thịt heo dễ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần loại bỏ hoàn toàn các loại thịt này khỏi chế độ ăn vì chúng cũng cung cấp một lượng đạm, dinh dưỡng rất đáng kể. Tốt hơn hết là chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần và không ăn quá 100g thịt đỏ/ngày. Bên cạnh đó, chế biến dạng luộc, hấp hay kho sẽ tốt hơn chiên xào, nướng.
Hải sản như cá trích, cá ngừ, các món hải sản có vỏ như nghêu, sò, ốc,… có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và bao gồm cả purin. Người bệnh gout được khuyên nên hạn chế tối đa hải sản trong bữa ăn.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng khiến cơn gout trầm trọng hơn. Đồng thời chúng cũng không tốt cho sức khỏe nói chung. Bạn nên dùng thực phẩm tươi mới, tự chế biến để tránh chất bảo quản.
Tránh các loại rau quả chua, lên men
Có một số loại rau chứa nhiều purin như măng tây và su hào, cải xoăn, nấm… Dù không tăng nguy cơ mắc gout nhưng vẫn nên hạn chế chúng trong thực đơn ăn kiêng của bạn. Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng vì có thể tăng axit uric máu.
Đồ uống người bệnh gout cần kiêng
Tuyệt đối không uống bia rượu. Riêng một chút rượu vang thì sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Tránh thực phẩm nhiều đường fructose
Bạn cũng cần hạn chế thực phẩm nhiều fructose như mật ong, siro chứa fructose, các loại trái cây như táo, đào, lê, nho…
Nhìn chung, việc người bệnh gout nên ăn gì, bệnh gout nên kiêng gì còn phụ thuộc cụ thể vào tình trạng bệnh. Bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn chính xác, phù hợp nhất nhé.