Mẹ&Con - Câu nói “giang sơn khó dễ đổi, bản tính khó dời” quả thực không sai. Những tưởng có con rồi anh sẽ bớt lại tính xấu của mình, thế nhưng ngay cả đến con ruột cũng không làm anh “hồi tâm chuyển ý”. Khốn khổ vì chồng ki bo Nỗi khổ có chồng "tài ba" Tôi phát hiện chồng có con riêng

Tôi lấy chồng khi đã bước sang tuổi “băm”, cái tuổi mà mọi người vẫn thường truyền tai “lấy nhau về ắt nảy sinh tình cảm”. Suốt hơn 20 năm trời mải mê học hành, tới lúc cầm được tấm bằng thạc sĩ trên tay cũng là lúc soi gương thấy mắt mình bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn. Qua mai mối, tôi kết hôn với chồng mình bây giờ. Chúng tôi chung sống với nhau cũng được ngót nghét chục năm nhưng cuộc sống hôn nhân càng ngày càng khiến cho tôi quá bế tắc…

Nếu như tôi là một người phụ nữ dịu dàng, lịch sự thì chồng lại quá thô thiển và hay chấp vặt. Tuy anh rất yêu tôi nhưng hầu như mọi việc trong gia đình tôi làm anh đều cảm thấy khó chịu, không đúng với ý mình. Ngày mới về làm dâu, cuối tuần tôi lau chùi, dọn dẹp nhà cửa… đợi lúc tôi xuống bếp anh còn thử xem sạch chưa bằng cách lấy tay miết xuống sàn nhà. Chỉ hơi dính bụi một chút liền nói bóng nói gió vợ tiểu thư, chẳng làm cái gì ra ngô ra khoai… Hôm rồi được nghỉ lễ, tôi bỏ về ngoại một ngày mà chưa kịp nói với anh thì y như rằng mấy hôm sau, anh cũng bỏ tôi đi mất hút mà không một tin nhắn, không một cuộc điện thoại. Tới khi anh trở về nhà, tôi vì lo lắng nên hỏi han thì chỉ nhận được câu trả lời thất vọng tràn trề từ anh: “Hôm trước em đi về ngoại không nói xin phép anh, khiến anh chờ đợi cả ngày. Hôm nay anh cho em nếm thử cảm giác đó coi nó như thế nào thôi mà?”

Bế tắc khi phải chung sống với người chồng lòng dạ hẹp hòi 4

Bế tắc khi phải chung sống với người chồng lòng dạ hẹp hòi – Ảnh minh họa

Trong mắt chồng hình như trên đời này không một ai đáng tin tuyệt đối, kể cả vợ và mẹ ruột. Anh rất thương mẹ nhưng không bao giờ cho bà tiền, lý do anh đưa ra vì “Cho mẹ, mẹ toàn giấu giếm cho cô Út”. Thực ra nhà cô Út không được khá giả cho lắm vì chồng cô mới mất cách đây vài năm, thế nhưng thay vì yêu thương, đùm bọc em gái anh lại sống theo kiểu “Mình chỉ giúp đỡ người nào nếu như người ấy có khả năng giúp đỡ lại mình mà thôi”. Về phía bên gia đình vợ cũng không ngoại lệ. Ngày chưa cưới chồng thuốc thang, đồ đạc trong gia đình, tiền ăn học của các em… một mình tôi đi làm gồng ghánh hết. Phần vì tôi làm cho công ty nước ngoài, đồng lương cũng thoải mái, phần vì thương ba mẹ và các em nên tôi mua thứ gì cho bản thân còn cầm lên cầm xuống cân nhắc chứ sắm sửa cho gia đình thì không hề tiếc nuối, tính toán gì cả. Ấy vậy mà ông chồng kỹ sư của tôi ngày mẹ vợ nhập viện, tiền lo viện phí cho mẹ cũng lên tiếng “Nhà có 4 chị em, viện phí của mẹ thì chia đều ra mỗi người đóng một ít”. Mấy đứa em của tôi tuy giờ đã có công việc ổn định thật nhưng đứa thì mới ra trường, đứa thì lương thấp… Tôi là chị cả, làm sao có thể để các em mình nhịn ăn nhịn tiêu trong khi nhà mình thì dư giả, giàu có?

Câu nói “giang sơn khó dễ đổi, bản tính khó dời” quả thực không sai. Những tưởng có con rồi anh sẽ bớt lại tính xấu của mình, thế nhưng ngay cả đến con ruột cũng không làm anh “hồi tâm chuyển ý”.

mang thai con đầu lòng nên tôi dồn hết mọi tâm huyết, sức lực để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bé sau này… Mới bầu được 4 tháng, đi siêu âm bác sĩ nói là con trai nên chồng tôi mừng lắm. Anh ăn mừng bằng cách… hôm sau đi vòng quanh nhà họ hàng, bạn bè xin hàng thùng quần áo cũ và đồ chơi của con em họ về… cho con mình xài dần. Mặc dù tôi đã nói hết nước hết cái rằng “Đồ cũ mặc không đảm bảo an toàn, với lại nhà mình có điều kiện, mình có thể chăm chút con kỹ lưỡng hơn” nhưng anh vẫn nhất quyết bảo toàn ý kiến của mình với lý do “Trẻ con lớn nhanh, tốn kém mua đồ mới chẳng mấy mà chật rồi lại vứt đi, phí tiền”. Thế nhưng con tôi năm nay đã học lớp 3 rồi, kể từ đó cũng hơn 7 năm nhưng từ quần áo đến sách vở, đồ dùng cá nhân… cháu hầu như toàn phải dùng lại của anh em họ hàng mà bố “lượm” về. Tôi thương con đến ứa nước mắt nhưng đành bất lực vì cứ hễ mở miệng ra can ngăn, hai vợ chồng lại giận dỗi, xíc mích cả tuần trời.

Cuộc sống hôn nhân với người chồng keo kiệt, bủn xỉn… ngày càng làm tôi khó thở, bất mãn. Tôi sợ con mình nếu cứ phải sống với một người cha như vậy sẽ sinh ra những biển đổi tâm lý tiêu cực sau này khi lớn lên. Trong trường hợp này, người mẹ như tôi biết nên phải làm thế nào đây?

Tags:

Bài viết liên quan