Mẹ&Con – Việc lên thực đơn cho bé bắt đầu ăn cơm thường khiến nhiều mẹ phải băn khoăn, suy nghĩ: không biết thực đơn như thế nào con dễ ăn, đầy đủ chất dinh dưỡng, không nhàm chán…? Nếu mẹ đang bối rối không biết nên cho con ăn như thế nào là đủ chất. Những gợi ý này sẽ giúp ích cho mẹ. Hai món ngon cho bé tập nhai Tuyệt chiêu giúp mẹ tập cho bé ăn bốc Mẹo hay giúp bé ăn ngon miệng

Thời điểm bé bắt đầu ăn được cơm

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn cơm nên được xây dựng từ lúc bé bắt đầu tròn 2 tuổi. Đây là giai đoạn bé vừa mọc đủ răng và bắt đầu cảm thấy thích thú với việc nhai cơm giống bố mẹ.

 

Khi bé yêu tròn 19 tháng tuổi, lúc này bé có ít nhất 16 răng sữa. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ cho bé làm quen với cơm nhão hoặc cơm tán nhuyễn. Trẻ từ 19-24 tháng tuổi, bé có thể làm quen với việc nhai cơm nát hoặc cháo đặc. Đến khi bé tròn 2 tuổi, răng sữa vừa đủ 20 chiếc thì mẹ mới cho bé làm quen với cơm mềm, sau đó dần dần cho bé ăn cơm như người lớn.

Mẹ lưu ý: Nên cho bé tập làm quen với cơm đúng độ tuổi mẹ nhé. Điều này sẽ giúp bé luyện kỹ năng nhai tốt hơn. Mặc dù, khi mới làm quen với cơm mẹ sẽ phải vất vả, nhưng hãy kiên trì để con nhận được những lợi ích tốt nhất từ việc ăn uống khoa học.

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn cơm (2-3 tuổi)

be-an-com

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn cơm cần thay đổi linh hoạt để bé không nhàm chán. (Ảnh minh họa)

Bữa sáng (7-7h30): Bánh mì ăn kèm với trứng ốp la hoặc chấm sữa, ngũ cốc.

Ngoài ra, mẹ có thể thay đổi món ăn linh hoạt bằng súp cua, nui thịt bằm rau củ, phở bò… để bé không nhàm chán.

Bữa phụ sáng (khoảng 9h): Các loại nước ép, sinh tố trái cây, bánh flan hoặc sữa chua, sữa tươi.

Bữa trưa (khoảng 11h30): 2 lưng bát cơm nát ăn kèm các món như: đậu phụ, thịt, trứng, cá, rau củ.

Bữa xế (khoảng 14-15h): Bánh bông lan, bánh ngọt hoặc một số đồ ăn nhẹ lành mạnh khác.

Bữa tối (khoảng 18-19h): Tương tự như bữa trưa, nhưng chú ý thay đổi các món ăn kèm để đảm bảo sự đa dạng dưỡng chất và để bé không bị ngán do ăn mãi một món.

Trước giờ ngủ (khoảng 20h): Sữa nóng, sữa chua, nước hoa quả, súp…

Một số món ăn bổ dưỡng cho bé bắt đầu ăn cơm

Rau cuộn trứng chiên

rau-cuon-trung

Rau cuộn trứng chiên đưa cơm cho bé. (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị:

– Trứng gà: 2 quả

– Bông cải xanh: 2 nhánh nhỏ

– Nấm rơm: 6 búp

– Cà chua: ½ quả

–   Cà rốt: ¼ củ

– Sữa tươi: 2 muỗng canh

– Nước mắm: 1 muỗng cà phê

– Đường: ¼ muỗng cà phê

Cách làm:

– Bông cải xanh, nấm rơm, cà chua và cà rốt hấp chín, rồi bằm nhỏ.

– Trứng gà đánh tan với nước mắm, sữa tươi và đường. Sau đó, chiên lên chảo dầu nóng như bình thường.

– Khi thấy mặt trên của trứng còn ướt, lấy rau củ đã bằm nhỏ đổ đều lên và cuộn lại.

– Tiếp tục rán thêm một chút để rau củ bám chặt vào trứng.

– Cuối cùng, lấy ra và xắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé.

Cá rô phi chiên xù

ca-chien-xu

Cá rô phi chiên xù giàu đạm lại hấp dẫn bé yêu. (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị:

– Cá rô phi: 1 con nhỏ

– Trứng gà: 2 quả

– Bột mì: 40g

– Bột chiên xù: 50g

– Tiêu, muối, dầu ăn

Cách làm:

– Cá lọc bỏ xương và da, rồi cắt miếng vuông vừa ăn cho bé.

– Lăn nhẹ từng miếng cá vào bột mì đã trộn một chút muối và hạt tiêu.

– Sau đó, tiếp tục nhúng các miếng cá vào bát trứng đã đánh đều.

– Cuối cùng, lăn qua bột chiên xù và rán ngập trong chảo dầu nóng đến khi thấy vàng đều thì vớt ra để trên đĩa đã lót giấy thấm dầu.

Trẻ nhỏ thường rất thích màu sắc, do đó trước khi cho bé ăn mẹ có thể trang trí thêm ngò rí lên trên, thêm vài lát tròn cà chua xung quanh. Với món cá rô phi chiên xù, mẹ có thể cho bé ăn kèm với cơm trắng hay sử dụng làm món ăn vặt đều được.

Canh bò hầm rau củ

canh-bo-ham

Bò hầm rau củ bổ sung dưỡng chất cho bé yêu. (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị:

– Thịt bò: 300g

– Xương ống bò: 1 khúc

–  Cà rốt, khoai tây, hành tây: mỗi thứ 1 củ

–  Cà chua: ½ quả

–  Gia vị: muối, dầu ăn, hành lá

Cách làm:

– Cà chua, cà rốt và khoai tây thái miếng nhỏ.

– Thịt bò thái miếng vuông, rồi cho thịt và xương vào nồi xào sơ với một ít gia vị, sau đó đổ nước đun sôi khoảng 2 tiếng.

– Hành tây đem phi thơm, rồi tiếp tục cho cà rốt, khoai tây, cà chua vào đảo đều đến khi mềm.

– Cho các nguyên liệu vừa xào vào nồi nước dùng và đun lửa nhỏ thêm nửa tiếng.

– Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi múc ra bát, rắc thêm hành lá và cho bé dùng khi còn ấm nóng.

Món canh bò hầm rau củ rất thích hợp để thêm vào thực đơn cho bé bắt đầu ăn cơm, vì tính ngon ngọt kích thích vị giác của bé. Thêm vào đó, các nguyên liệu chế biến món ăn này cũng cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển tốt hơn.

Những lưu ý quan trọng khi mẹ cho bé tập ăn cơm

– Khi mới bắt đầu làm quen với cơm, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1-2 muỗng rồi tăng dần lên đến khi lượng cơm vừa đủ với khẩu phần ăn của bé.

–  Bé mới bắt đầu tập ăn, mẹ phải dùng cơm thật mềm; tránh cơm khô, sống hay sượng.

–  Tránh ép bé ăn những gì bé không thích. Đôi lúc bé sẽ chán ăn cơm và muốn ăn mì, nui thì mẹ vẫn nên đáp ứng yêu cầu của bé, nhưng chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm từ thịt, cá.

–  Thực đơn cho bé bắt đầu ăn cơm phải bổ sung đa dạng các loại thực phẩm ăn kèm, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm (cá, tôm, trứng, đậu hũ…) và các loại rau củ quả. Các thực phẩm ăn kèm cũng nên ninh mềm, cắt nhỏ.

Tags:

Bài viết liên quan

thực đơn cho bé 7 tháng

Mách mẹ thực đơn cho bé 7 tháng khỏe mạnh, tăng cân đều

Mẹ và Con - Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm là điều vui mừng khôn siết, vì trẻ đã phát triển đến cột mốc mới. Tuy nhiên, khi bước qua bất kỳ cột mốc nào cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đặc biệt là giai đoạn trẻ ăn dặm. Nếu bạn đang đau đầu vì không biết lên thực đơn cho bé 7 tháng như thế nào hãy tham khảo ngay thực đơn sau đây nhé!