Mẹ&Con - Khi một đứa trẻ quan sát thấy ba mẹ đang dạy chơi trò chơi quả bóng lăn qua lăn lại, trong đầu chúng cũng sẽ hiện lên ý nghĩ bắt chước giống ba mẹ mình (nhưng làm được hay không lại là một chuyện khác). Lúc này, trẻ đang dùng hành động cơ học để tương tác với xã hội. 15 quy tắc giao tiếp nho nhỏ để bé ngoan bé giỏi Chiêu dạy con 'giữ ý tứ' không được hỗn khi giao tiếp với người lớn Dạy con khéo léo trong giao tiếp đối với bé trên 6 tuổi

Hai tháng tuổi, não bộ của bé cố gắng quan sát hành động của người khác, và sau đó lại cố gắng để bắt chước những hành vi của họ. Đây chính là khởi đầu cho việc học hỏi hành vi, nhận thức ở trẻ. Lúc này, trẻ đang dần nỗ lực hoàn thiện khả năng giao tiếp của mình với thế giới xung quanh.

Bé biết bắt chước người lớn từ khi nào? 3

Bé đang dần nỗ lực hoàn thiện khả năng giao tiếp của mình với thế giới xung quanh – Ảnh minh họa.

Đừng nghĩ rằng trẻ con không hiểu những việc làm của người lớn nhé, chúng có thể hiểu tất cả những gì mà mắt mình nhìn thấy đấy – một nghiên cứu cho biết.

Khi một đứa trẻ quan sát thấy ba mẹ đang dạy bé cách lăn quả bóng, trong đầu chúng cũng sẽ hiện lên ý nghĩ bắt chước giống ba mẹ mình (nhưng làm được hay không lại là một chuyện khác). Đây là lúc trẻ dùng hành động cơ học để tương tác với xã hội. Cứ như vậy, bé sẽ còn bắt chước nhiều những hành động khác nhau của mọi người xung quanh, gần như là rất cả, bất kể những thứ gì “lọt vào tấm ngắm”…

Vậy, bạn đã biết lý do vì sao ba mẹ phải làm gương cho con cái chưa? Nếu được tiếp xúc với những người tốt và hành động tốt trước khi phát triển tư duy cá nhân, tính cách bé sẽ định hướng theo chiều tích cực. Và ngược lại, nếu phải tiếp xúc với những người không tốt và hành động không tốt trước khi phát triển tư duy cá nhân, tính cách bé sẽ bị định hướng theo chiều tiêu cực, không tốt cho sự phát triển sau này.

Theo Boldsky

Tags:

Bài viết liên quan