Mẹ và Con - Bé 15 tháng tuổi khóc đêm thường xuyên có thể khiến trẻ chậm tăng cân, thấp còi, trí nhớ kém, khó tập trung,... Vì thế, mẹ hãy tìm nguyên nhân vì sao bé khóc đêm cũng như cách dỗ bé ngủ ngon hơn, mẹ nhé!

Chăm con nhỏ là cả một hành trình vô cùng vất vả, đặc biệt khi ban đêm con không chịu ngủ mà cứ mãi quấy khóc. Khi bé 15 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy tình trạng bé khóc đêm nhiều hơn, thậm chí bé có thể oe oe cả đêm không dứt. Vì sao lại có tình trạng này và phải làm sao để có thể dỗ con yêu ngủ ngoan hơn mẹ nhỉ?

Vì sao bé 15 tháng tuổi thường quấy khóc đêm không dứt?

Thông thường, bé sơ sinh càng lớn dần thì tình trạng khóc đêm của bé sẽ càng thuyên giảm. Cũng chính vì thế, mẹ thường lo lắng không biết bé 15 tháng tuổi mà vẫn còn khóc đêm thì có phải là một hiện tượng bất thường hay không. Sau đây là 7 nguyên nhân khiến bé o oe mãi không dứt vào buổi tối:

Bé cảm thấy lạnh hoặc quá nóng

Nhiệt độ phòng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé yêu đấy nhé. Nếu thấy bé 15 tháng tuổi khóc đêm, mẹ nên kiểm tra xem nhiệt độ phòng đã phù hợp hay chưa. Nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng khoảng 27-28 độ C. Đây là mức nhiệt độ trung bình và phù hợp với bé để bé yêu có thể ngủ ngon hơn.

Bé cần được vỗ về, an ủi

Khi bé 15 tháng tuổi, bố mẹ bắt đầu tập cho con ngủ một mình. Lúc này, con giật mình thức dậy và không thấy sự hiện diện của bố mẹ khiến con cảm thấy hoảng sợ, không an toàn. Vì thế, bé sẽ bắt đầu ngọ nguậy rồi quấy khóc như một “tín hiệu cầu cứu” mong được bố mẹ vỗ về.

bé 15 tháng tuổi

Bé mọc răng

15 tháng tuổi là giai đoạn bé đang mọc răng nên bé sẽ dễ bị sưng nướu, nóng sốt dẫn đến khó chịu, bứt rứt trong người. Hơn nữa, lúc này con cũng ăn ít hơn, cơ thể mệt mỏi dẫn đến ngủ không ngon giấc. Nếu bé 15 tháng tuổi vẫn thường xuyên quấy khóc do mọc răng, mẹ nên chủ động vỗ về bé cũng như tìm cách hạ sốt cho con để con thoải mái hơn khi ngủ mẹ nhé.

Bé bị kích thích quá mức

Nếu ban ngày bố mẹ cho trẻ vận động hoặc đưa trẻ ra ngoài chơi, trẻ có thể bị kích thích quá mức, từ đó dẫn đến hiện tượng giật mình khi ngủ. Khi không thể ngủ ngon giấc, trẻ sẽ bắt đầu quấy khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ cần mẹ vỗ về một lát là bé sẽ tự ngủ lại mà thôi.

Bé đói bụng

Trường hợp bé 15 tháng tuổi quấy khóc rất có thể là do con đang đói bụng đấy. Thông thường, ở giai đoạn này bé sẽ có nhiều bữa ăn cách nhau từ 2-3 tiếng. Vì thế, sau khi ngủ 1 thời gian bé sẽ bắt đầu cất tiếng khóc để phát tín hiệu cho mẹ biết là bé đang cần phải “ti ti” rồi.

Bé đang cảm thấy mệt mỏi

Mẹ đừng tưởng bé 15 tuổi là không biết mệt mỏi đấy nhé. Đây là giai đoạn mà bé rất tinh nghịch, hiếu động nên vào buổi tối, bé sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi dẫn đến ngủ không ngon giấc.

Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi này cũng có thể là do bé đang bị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi hoặc dấu hiệu bé đang chuẩn bị phát sốt.

Bé cần được thay tã

Bé 15 tháng tuổi thường bắt đầu “nhạy cảm” hơn. Vì thế, khi tã ẩm ướt khiến bé cảm thấy khó chịu, bé có thể quấy khóc để mẹ để ý đến bé và thay tã cho bé. Khi thấy trẻ o oe mãi, mẹ nên kiểm tra xem tã của bé đã đầy hay chưa mẹ nhé.

quấy khóc

Bé bị còi xương

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, còi xương, thiếu hụt vitamin D cũng là một nguyên nhân tác động trực tiếp đến giấc ngủ của bé. Theo đó, nếu bị còi xương, bé sẽ không ngủ ngon giấc mà thường xuyên giật mình, khóc vào ban đêm.

Thường quấy khóc đêm ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Nhiều mẹ bỉm khi nuôi con vẫn cho rằng, bé chỉ quấy khóc một chút rồi sẽ ngủ lại mà thôi nên chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, bé 15 tháng tuổi là lúc con cần được ngủ đủ giấc để có thể phát triển tốt hơn. Giấc ngủ giúp con phục hồi năng lượng sau một ngày vui chơi và hoạt động.

Hơn nữa, đây cũng là thời điểm các cơ quan trong cơ thể hoạt động để đào thải độc tố và kích thích sự phát triển toàn diện của bé. Vì thế, giật mình giữa đêm và quấy khóc thường xuyên có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, khiến trẻ thấp bé nhẹ cân, còi cọc.

Ngoài ra, những năm tháng đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé. Khi bé 15 tháng tuổi nhưng không được ngủ đầy đủ, bé sẽ dễ gặp tình trạng khó tập trung, trí nhớ kém, chỉ số EQ giảm,…

Bí quyết giúp mẹ hạn chế bé 15 tháng tuổi khóc đêm

Khi bé khóc đêm mẹ cần làm gì và phải làm như thế nào để bé ngủ sâu giấc hơn, ít giật mình giữa đêm hơn? Mẹ hãy bỏ túi “tuyệt chiêu” đến từ Tạp chí Mẹ và Con:

  • Khi trẻ quấy khóc, mẹ không nên dỗ bé ngủ lại ngay mà nên kiểm tra lý do xem vì sao bé lại giật mình khi ngủ. Cần xem tã của bé đã đầy hơi chưa, bé có đang đói bụng hay không hay nhiệt độ trong phòng như thế nào,… Mẹ hãy điều chỉnh các yếu tố ngoại cảnh tác động đến bé trước khi dỗ bé ngủ lại.
  • Bổ sung vitamin D cho bé để hạn chế trạng còi xương gây khó ngủ vào ban đêm.
  • Nếu bé có các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy bụng hay ọc sữa sau mỗi lần bú, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm cách điều trị phù hợp nhất. Không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc không được bác sĩ kê đơn.
  • Không cho bé vận động quá sức trước khi đi ngủ: Điều này giúp mẹ hạn chế tình trạng bé 15 tháng tuổi bị kích thích dẫn đến ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình và quấy khóc giữa đêm.
  • Trước khi ngủ, mẹ có thể massage nhẹ nhàng tay chân cũng như vuốt lưng nhẹ nhàng cho bé để giúp bé tiêu hóa sữa tốt hơn cũng như ngủ ngon hơn.
  • Tránh đắp quá nhiều chăn cho bé. Đắp nhiều chăn sẽ khiến bé chảy mồ hôi và dễ bị cảm lạnh.
  • Cố gắng cho bé uống sữa mẹ nhiều hơn. Bé 15 tháng tuổi cũng rất cần sữa mẹ để cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
  • Ngoài ra, mẹ nên tránh cho bé ngủ ngày quá nhiều để đến tối, bé buồn ngủ và ngủ ngon hơn.

bé 15 tháng tuổi hay khóc đêm

Bé 15 tháng tuổi hay khóc đêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ hãy áp dụng những phương pháp để bé ngủ ngon giấc hơn mẹ nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.