Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là một cụm từ chuyên môn đề cập đến tình trạng rối loạn giấc ngủ mà không có nguyên nhân thực thể, chỉ thấy nổi trội là nguyên nhân tâm lý và cảm xúc. Biểu hiện thường gặp của người mắc bệnh này là mất ngủ, ngủ nhiều, mộng du hay kèm theo lo lắng, căng thẳng. Những người thức đêm để làm việc hoặc có giấc ngủ không khoa học dễ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ này.

giấc ngủ ngon

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ gây trở ngại tới việc sinh hoạt cuộc sống thường ngày. Người bệnh thường cảm thấy khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi tỉnh dậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập và công việc. Những nguyên nhân chủ yếu của rối loạn giấc ngủ bao gồm:

  • Các bệnh lý về hô hấp gây giảm thể tích sống và lưu lượng thông khí
  • Mắc các bệnh lý nội tiết chuyển hóa như cường giáp, hạ đường huyết.
  • Các bệnh lý về tim mạch như suy tim
  • Thay đổi môi trường sống
  • Lão hóa do tuổi già.
  • Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Có tổn thương hệ thần kinh trung ương
  • Rối loạn tâm thần
  • Rối loạn khí sắc
  • Có tổn thương hệ thần kinh trung ương
  • Stress

rối loạn giấc ngủ

Phân loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Hiện nay có thể liệt kê ra 7 dạng của rối loạn giấc ngủ:

Mất ngủ không thực tổn

Thời gian ngủ thông thường là 7-8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, với những người bị mất ngủ thì thời gian này sẽ ít hơn 5 tiếng/ngày, xảy ra ít nhất 3 lần/tuần và tình trạng kéo dài trên 1 tháng. Người bệnh thường cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc nhưng không phải do các bệnh lý thực thể (như tim mạch, hô hấp, nội tiết, thần kinh) và cũng không do hóa chất hay thuốc tác động gây bệnh.

Ngủ nhiều

Trái với mất ngủ, người bị rối loạn giấc ngủ cũng có thể ngủ trên 10 tiếng/ngày nhưng vẫn có cảm giác buồn ngủ và kéo dài trên 1 tháng. Cũng giống như trên, việc ngủ nhiều không phải do bệnh lý thực thể, do thuốc hay bệnh lý tâm thần (như trầm cảm) gây ra.

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường gặp nhiều ở những người làm ca đêm, hay thức đêm và có tính chất công việc thay đổi liên tục theo múi giờ quốc tế như tiếp viên hàng không, phi công. Những người này thường có chu ký ngủ không phù hợp với nhịp ngày đêm, trong thời gian ngủ có thể kèm theo cảm giác ngủ không sâu, không thỏa mãn về giấc ngủ.

rối loạn nhịp thức ngủ

Mộng du

Mộng du thường xảy ra vào khoảng ⅓ thời gian đầu của giấc ngủ. Người bị mộng du sẽ không hề biết chuyện gì đã xảy ra và cũng không nhớ lại được. Người bệnh thường có biểu hiện như nét mặt trống rỗng, mắt nhắm hoặc mở, không phản ứng với câu hỏi của người khác. Mặc dù tình trạng này không gây biến chứng gì quá nghiêm trọng nhưng những chấn thương trong tình trạng vô thức có thể ảnh hưởng tới cơ thể.

Hoảng sợ khi ngủ

Người bị rối loạn giấc ngủ có thể hoảng sợ, phát ra âm thanh to trong khoảng ⅓ thời gian đầu của giấc ngủ đêm. Lúc tỉnh dậy, bệnh nhân sẽ không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra. Hoảng sợ khi ngủ khiến người bệnh thức giấc một hoặc nhiều lần, bắt đầu bằng tiếng kêu thét, hoảng sợ, kèm theo đó là sự tăng cử động cơ thể, thở gấp, vã mồ hôi, giãn đồng tử…

ngủ không ngon giấc

Gặp ác mộng

Ác mộng cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Người gặp ác mộng có thể là lúc ngủ trưa hoặc ngủ tối, thường khóc lóc, nói nhảm và nhớ được các chi tiết của giấc mơ đó. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng của người bệnh, gây rối loạn cảm xúc, ám ảnh, đau buồn hoặc sợ hãi.

Chứng ngủ rũ

Những người bị mắc chứng ngủ rũ thường cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và không thể kiểm soát được các cơn buồn ngủ đó. Đặc biệt các cơn buồn ngủ có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào, ở đâu trong hoạt động thường ngày như đang ăn, đang nói chuyện, đang làm việc. Dạng rối loạn giấc ngủ này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi thấy những biểu hiện trên hãy đến gặp các bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Cách khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Xét nghiệm chẩn đoán

Để biết bạn có đang bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn hay không, trước tiên cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán tình trạng bệnh hiện tại. Bên cạnh những thăm khám lâm sàng, đội ngũ y, bác sĩ còn thực hiện tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình người bệnh, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt… Ngoài ra, các bác sĩ còn yêu cầu người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm để có thể đánh giá chính xác về mức độ bệnh:

  • Theo dõi điện não đồ, lưu huyết não, đồng thời siêu âm Dopller mạch máu não
  • Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
  • Xét nghiệm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số
  • Theo dõi điện tâm đồ, X-quang tim phổi, chụp CT Scaner, MRI sọ não
  • Làm các bài trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, thang DASS, Hamilton, Zung, thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, MMPI,….
  • Cùng một số xét nghiệm chuyên khoa khác

Điều trị

Sau khi xác định mức độ bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Thông thường, với các bệnh về giấc ngủ, bác sĩ sẽ không lạm dụng thuốc quá nhiều mà sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

ngủ ngon

Bên cạnh thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ, bạn cũng nên xây dựng thói quen sống lành mạnh để có giấc ngủ ngon hơn mà không cần sử dụng thuốc như:

  • Bố trí không gian phòng ngủ phù hợp. Phòng ngủ nên thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ phòng nên dao động khoảng 25 – 27 độ C, độ ẩm phòng từ 55 – 65%. Phòng ngủ cần yên tĩnh, không có nhiều thiết bị điện tử trong phòng.
  • Nên sắp xếp giờ ngủ theo một thời khóa biểu cố định mỗi ngày. Thức quá khuya hoặc ngủ nướng sẽ làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của bạn.
  • Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vì căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Không tập thể dục mạnh trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ.
  • Bữa tối nên được ăn trước khi ngủ từ 3-4 tiếng.
  • Không nên ngủ ngày nhiều.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Hiện nay, do công việc ngày càng căng thẳng nên càng nhiều người bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Chính vì điều này, khi cảm giác chất lượng giấc ngủ không được tốt mà không kèm theo các bệnh lý thì nên tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Vì giấc ngủ rất quan trọng nên Mẹ&Con nhắc bạn đừng chủ quan nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.