Mẹ&Con - "33 năm gắn bó với nghề, không ít lần tôi đã rơi nước mắt lỡ trách oan các em hay khi nhìn thấy đứa học trò quậy phá nhất lớp trở thành một ông chủ thành đạt", thầy Trần Văn Long chia sẻ. Gợi ý quà hay tặng thầy cô giáo Cùng con làm hoa giấy đẹp lung linh tặng thầy cô Những hình ảnh đẹp và cảm động về tình thầy trò xưa

Trong buổi giao lưu với Nhà Giáo ưu tú – Nhà Giáo nhân dân tại Sở Giáo dục – Đào tạo TP HCM ngày 19/11, không ít giáo viên rơm rớm nước mắt khi nghe những chia sẻ của Nhà giáo ưu tú Trần Văn Long, trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình).

11 tuổi thầy Long đã trở thành trụ cột của gia đình khi cha mẹ đều bị bệnh nằm một chỗ và các em còn nhỏ. Thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc của người lớn nên sau này khi thấy hoàn cảnh khó khăn của học sinh thầy Long có một sự đồng cảm sâu sắc.

nghe-thay-co-ke-chuyen-buon-vui-20-11

Thầy Trần Văn Long (giữa) cho biết đã không ít lần phải khóc vì học trò. Ảnh: Nguyễn Loan

Thay vì trách mắng Quang như những giáo viên khác, thầy Long tìm cách hỏi chuyện thì được Quang cho biết “thủ dao để phòng vệ” khi em phải sống với một người cha chìm trong men rượu, bài bạc và luôn vô cớ đánh con. Còn mẹ cậu học trò đã bỏ đi từ khi em còn nhỏ và bạn bè quanh xóm cũng thường xuyên trêu chọc cậu bé không mẹ này…Kể về những cô cậu học trò của mình, thầy Long cho biết niềm vui lớn nhất trong cuộc đời đi dạy là khi thấy tên mình được ghép trang trọng trên tấm bảng của một tiệm cắt tóc lớn ở thành phố. Chủ tiệm là Thanh Quang – cậu học sinh cũ của lớp thầy chủ nhiệm. Quang được xem là đứa học trò quậy phá nhất trường, luôn bị các bạn thưa kiện vì những trò nghịch ngợm tai ác, hay gây sự đánh nhau. Thậm chí cậu học trò lớp 5 luôn thủ dao trong cặp.

“Những lúc em buồn tôi sẵn sàng ngồi nghe em nói, lúc em đói tôi cho em ổ bánh mì của mình, tôi cố gắng kèm cặp thêm những môn Quang còn yếu”, thầy Long kể và cho biết khi học hết lớp 5 thì Quang phải nghỉ học.

Nhiều năm sau đó, thầy lại nhìn thấy Quang lêu lổng với đám trẻ em đường phố. Thương đứa học trò cũ, thầy đã dẫn Quang tới tiệm cắt tóc của một người bạn xin cho em được vào phụ việc. Sau mấy năm học việc, Quang tự học hỏi và tích cóp tiền mở một cửa tiệm tóc lớn, có tới 4-5 thợ phụ. Ngày khai trương, cậu học trò quậy phá ngày nào mời thầy Long đến chỉ tay lên tấm bảng hiệu mang tên “Thanh Long” để khoe với thầy.

“Nghe em nói đã ghép tên tôi vào tên em để tỏ lòng biết ơn. Em bảo tôi là ‘người đã dẫn dắt, cứu vớt em ra khỏi những bế tắc và xem tôi như cha’ thì tôi đã khóc”, thầy Quang nói vẻ xúc động.

Đứa học trò khác làm thầy Long phải rơi nước mắt tên Hà Ngọc Diễm Quỳnh. Nhưng lần này thầy khóc vì ăn năn, vì đã lỡ trách nhầm em. Ông kể, hồi đó Quỳnh luôn ngồi trong lớp ngủ gục và không bao giờ chịu làm bài tập nên đã không ít lần phải nhắc nhở, nặng lời với Quỳnh. Nhưng sau đó, khi biết cô bé không có cha, mẹ yếu không làm được việc nặng nên tối tối Quỳnh phải đi hát với dì để kiếm tiền nuôi mẹ.

“Tôi khóc vì thấy hoàn cảnh của em giống mình ngày xưa, khóc vì đã không ít lần mắng mỏ trách oan em giữa lớp và khóc vì không thể giúp được gì nhiều cho em”, thầy Long nói, vẻ ngậm ngùi.

nghe-thay-co-ke-chuyen-buon-vui-20-11

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đặng Thị Phương Hoa – người hiệu trưởng sáng sáng vẫn ra trước cổng trường mầm non để đón học sinh. Ảnh: Nguyễn Loan

Dù là mẹ đơn thân, một mình nuôi hai cô con gái nhưng từ việc nhà đến việc trường cô đều quán xuyến đâu vào đấy. “Tôi không có điểm tựa cho riêng mình, ngược lại tôi chính là điểm tựa của gia đình và trường học”, cô Hoa khẳng khái chia sẻ.Còn cô Nguyễn Đặng Thị Phương Hoa – Hiệu trưởng trưởng mầm non Nam Sài Gòn – mỗi sáng đến trường thật sớm, chờ ở cổng để chào đón từng học sinh đến lớp. Cô tâm niệm: “Hãy niềm nở chào đón trẻ nếu muốn trẻ cũng niềm nở, vui vẻ với mình và mọi người”.

Với hơn 30 năm làm trong lĩnh vực mầm non, điều mà cô trăn trở nhiều nhất vẫn là làm sao để hiểu được học trò. Là những đứa trẻ mầm non đáng yêu nhưng cũng vô cùng khó chiều và hay trở chứng. “Tôi luôn nhắc nhở giáo viên trong trường rằng hãy cư xử với trẻ như cách mà mình muốn được trẻ cư xử với mình”, cô Hoa nói.

Vì những trăn trở đó, cô đã tìm ra nhiều sáng kiến trong việc dạy học, quản lý bậc mầm non và được đón nhận không ít bằng khen, danh hiệu trong ngành. Cô từng được nhận bằng khen của Thủ tướng và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Dịp này cô cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

nghe-thay-co-ke-chuyen-buon-vui-20-11

Cô Cúc chia sẻ trong buổi giao lưu. Ảnh: Nguyễn Loan

“Đổi mới là cần thiết nhưng tôi lo lắm, nếu không được hướng dẫn sớm thì giáo viên sẽ dạy dàn trải một cách an toàn. Mà nếu dạy theo kiểu an toàn này thì giáo dục không thể nào đi lên được”, cô Cúc bày tỏ lo lắng trước việc đổi mới thi cử hiện nay của Bộ Giáo dục. Trong buổi gặp mặt, nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Cúc – Hiệu trưởng trường THPT Gia Định – cũng chia sẻ không ít băn khoăn về nghề giáo. Cô cho rằng sự tôn trọng của phụ huynh, học sinh chính là thước đo sự uy tín của giáo viên với nghề. Đối với học sinh đã học cấp 3 thì giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách mà còn phải định hướng, hướng nghiệp cho các em. Đặc biệt, làm nghề giáo thì cái tâm phải được đặt lên hàng đầu.

Cũng trong buổi giao lưu, Sở Giáo dục – Đào tạo TP HCM đã trao bằng khen cho 24 giáo viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đến nay toàn thành phố đã có 214 nhà giáo được tặng danh hiệu này.

“Nếu không có nhà giáo thì sẽ không có giáo dục. Mà không có giáo dục thì không thể phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội được”, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở phát biểu tại buổi giao lưu. 

Tags:

Bài viết liên quan