Mẹ&Con - “Tôi đã nói với các con trai của tôi rằng: “Thôi, thay vì học, con hãy chơi game đi!”, đó là quan điểm nuôi dạy con của Ohmae Kenichi, một ông bố Nhật từng là người châu Á duy nhất có tên trong danh sách người có tầm ảnh hưởng lớn đến toàn nhân loại năm 2005. 3 chiêu dạy con thông minh của mẹ Do Thái 10 điều thú vị trong việc nuôi dạy trẻ ở Norway 10 điều thú vị về chuyện nuôi dạy trẻ ở Nhật

Người cha này là một cái tên được cả thế giới biết đến trong vai trò là tư vấn tài chính cao cấp của McKinsey & Company – hãng tư vấn quản lý toàn cầu với hơn 9.000 nhân viên tại 101 cơ sở trên thế giới.

Với quan điểm nuôi dạy con mới mẻ và táo bạo, Ohmae Kenichi đã ghi chép lại cách giáo dục hai người con trai của mình qua những bài học thực tế sinh động, gần gũi và thấm thía trong cuốn sách “Yêu thương không cấm đoán”. Sau khi ra đời, cuốn sách nổi tiếng của ông về nuôi dạy con đã nhanh chóng cuốn hút người đọc và trở thành hiện tượng trong giáo dục Nhật Bản.

Người bố Nhật dạy con chơi game thay vì học 4

Ông Ohmae Kenichi – tác giả cuốn sách  “Yêu thương không cấm đoán”

Ông Ohmae Kenichi viết trong “Yêu thương không cấm đoán” rằng: “Rất nhiều bậc phụ huynh luôn phàn nàn với con mình: “Đừng chơi game nữa, đi học đi”, nhưng tôi thì ngược lại, “Thà con chơi game còn hơn là ngồi học”. Chơi game sẽ giúp trẻ có cách tư duy hoàn toàn ngược lại với cách tư duy mà giác dục trường học mang lại. Từ đó cho thấy cho trẻ chơi game thường xuyên thì có lẽ ít nhiều sẽ cản lại được sự tàn phá tế bào não do giáo dục trường học gây ra.

Với một tinh thần xuyên suốt cuốn sách là “Hãy học cách buông mình theo con!”, những bài học nuôi dạy con của ông đưa ra không khuôn mẫu, sáo rỗng mà khéo léo lựa theo cá tính của con, coi con là một “người lớn” thực thụ trong gia đình, và có quyền có ý kiến, không bao giờ cấm cản con nếu ý kiến con đưa ra phù hợp với bản thân trẻ và không làm tổn thương đến người khác. Ông cũng nhấn mạnh rằng, hãy luôn luôn đối thoại với con, và coi đối thoại giữa cha mẹ và con cái là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề. Việc “hãy để con chơi game thay vì học” cũng là một trong những bài học khiến nhiều bậc phụ huynh phải suy nghĩ lại như vậy.

nguoi-bo-nhat-day-con-choi-game-thay-vi-hoc

Trong nhà của Kenichi có tất cả các hệ máy tính, các trò chơi điện tử nổi tiếng nhất, đầy đủ các chủng loại và việc chơi điện tử hàng ngày là một việc không thể thiếu trong cuộc sống của ông và các con. Ông cho rằng, “chơi game là một dạng tư duy mang tính thực tiễn mà trường học không bao giờ dạy cho con bạn”. Hai con trai của Kenichi đều bỏ dở việc học ở bậc đại học, bản thân ông cũng không đánh giá cao tính giáo dục của nhà trường. Ông cho rằng, điểm số và thành tích của trẻ ở trường không nói lên điều gì và càng không quyết định khả năng thành công và năng lực sinh tồn của trẻ trong xã hội ngày nay.

Ông Ohmae cho rằng, “buông theo con” không có nghĩa là “để mặc con”, vai trò của cha mẹ vẫn là chìa khóa quyết định sự trưởng thành của những đứa trẻ, ví dụ với câu chuyện để con chơi game theo ý thích, cách “buông theo con” của ông chính là ở chỗ thay vì nói “con đừng chơi game nữa” thì ông nói “Cho bố chơi cùng nhé!” để có thêm thời gian quan sát, trải nghiệm và hiểu suy nghĩ của con. Còn rất nhiều những bài học giản dị nhưng thấm thía như vậy các bậc cha mẹ có thể tìm thấy trong cuốn sách “Yêu thương không cấm đoán” của ông.

Ohmae Kenichi không ép con học khi con không thích; dạy con 4 trách nhiệm của một con người: Bản thân, công việc mình làm, gia đình, xã hội; tắt ti vi trong giờ ăn cơm để cả nhà cùng thảo luận một việc nào đó; dạy con biết tôn trọng người khác, biết tri ân thầy cô, tuyệt đối không được có những hành vi làm cha mẹ bị tổn thương; trao cho con quyền được tham gia trong gia đình; cho con quyền được lập kế hoạch đi du lịch của cả nhà và nghiêm ngặt tuân thủ theo kế hoạch của con…

Để làm được điều đó thì bản thân Ohmae Kenichi cũng đã nỗ lực làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha. Ông luôn chia sẻ và quan tâm đến suy nghĩ của vợ; dành thời gian chơi cùng con trong tất cả các trò chơi con yêu thích để biến sở thích cá nhân thành sở thích tập thể của cả nhà…

(Trích trong cuốn sách “Yêu thương không cấm đoán” – Tủ sách “Người mẹ tốt”)

Tags:

Bài viết liên quan