Mẹ&Con - Sống chung với nhà chồng dường như là điều gì đó rất... ám ảnh đối với các nàng dâu? Vẫn biết không đâu thoải mái bằng chính căn nhà mình sinh ra và lớn lên, song trai khôn dưng vợ gái lớn gả chồng. Nếu không có cơ hội ra giêng sau khi kết hôn, cách tốt nhất là hãy biết sống chung với nhà chồng và giải tỏa “nỗi ám ảnh” này... Sống chung với nhà chồng phải lo từ A đến Z khiến tôi... sợ hãi Trăm nỗi khổ, không khổ gì bằng sống chung với nhà chồng Mẹ chồng nàng dâu giận nhau vì.. “Sống chung với mẹ chồng”

Chị Xinh làm dâu và sống chung với nhà chồng tính tới nay đã được đúng 15 năm. Ngày anh chị làm đám cưới, bạn bè ai cũng nể phục Xinh bởi “dám” lấy Tường. Thật ra, họ nhận xét như vậy cũng không sai. Nhà chồng tương lai chỉ có mình anh là con trai, trong khi chị em gái thì có tận 5 người. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận lấy anh Tường, chị Xinh sẽ phải chịu nhiều áp lực tinh thần hơn…

Ấy vậy mà 15 năm về làm dâu, chị Xinh luôn được mọi người xung quanh ngưỡng mộ vô cùng. Thậm chí, nhiều nhà quanh xóm còn ấy Xinh ra làm mẫu người phụ nữ lý tưởng: Con dâu nhà người ta.

Cũng đúng thôi, vì suốt ngần ấy năm theo chồng về sinh sống chị luôn giữ được hòa khí gia đình trong ấm, ngoài êm. Mẹ chồng chị khi nhắc tới con dâu cũng luôn dành những từ ngữ yêu thương, tôn trọng. Các chị em chồng khi nhắc tới chị dâu cũng chưa một lần chê trách, bắt bẻ. Có được những điều này, hoàn toàn không phải “từ trên trời rơi xuống”. Tất cả đều phải có “bí kíp” và “nguyên tắc sống còn”.

Để sống chung với nhà chồng yên ổn cũng cần phải có "bí kíp" 5

Để sống chung với nhà chồng yên ổn cũng cần phải có “bí kíp”. (Ảnh minh họa)

Tự lực cánh sinh là điều đầu tiên. Anh Tường là con trai duy nhất, nên con của hai người hiển nhiên cũng là cháu đích tôn. Ngày Xinh mang bầu, ông bà không tiếc mua đồ tẩm bổ nhưng khi thằng nhỏ chào đời, trái ngược với suy nghĩ của nàng dâu ba mẹ chồng Xinh chẳng mấy mặn mà ẵm cháu.

Ban đầu, Xinh cũng có đôi chút tủi thân. Nhưng dần dần thời gian ở cữ, chị nhận ra rằng mẹ chồng cũng chẳng còn khỏe để mà đỡ đần. Người già thường bị đau nhức chân tay, làm gì nặng nhọc cũng mỏi mệt. Cũng đúng thôi, bởi tới mẹ đẻ Xinh cũng còn chẳng muốn làm vú nuôi cho cháu nữa là? Thật lòng mà nói, con cái do mình sinh ra nên mình tự phải có trách nhiệm. Ai giúp được gì thì giúp, không giúp được thì cũng không nên giận hờn, oán trách. Nói chung, đừng kỳ vọng ỉ lại vào người khác bản thân sẽ thư thản biết bao nhiêu.

“Mình bàn với chồng thuê người giúp việc theo giờ. Thỉnh thoảng bà nội thằng cu cũng cho tiền, nhưng khi nào thiếu mình mới nhận”. Từ lúc loại bỏ tư tưởng ỷ lại người này người kia, chị Xinh thấy thoải mái hơn hẳn.

Không can thiệp sâu vào chuyện nhà chồng là điều thứ 2. Việc nhà chồng thì để những người thuộc phạm trù nhà chồng giải quyết, tiêu biểu như bố mẹ chồng, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em nhà chồng… Tuyệt đối không nên can thiệp sâu vào chuyện gia đình chồng, trừ khi đó là chuyện liên quan trực tiếp đến vợ chồng bạn. Mình muốn ý kiến gì thì thủ thỉ với chồng, đừng trực tiếp ra mặt không mọi người lại nói mình xui khiến, lãnh đạo chồng.

Trường hợp liên quan đến vợ chồng, dù là bất lợi cũng hay bày tỏ trên tinh thần xây dựng. Khi con dâu trình bày theo lẽ phải, dù gật gù tâm đắc hay không cũng chẳng có nhà chồng quá quắt tới nỗi “gây chiến” với bạn.

Không cự cãi, đối đầu, tỏ thái độ là điều kế tiếp. Vì khi trực tiếp tỏ những thái độ này với nhà chồng, chẳng khác nào bạn đang “khiêu chiến” với họ. “Xét cho cùng, dù là bố mẹ chồng hay bố mẹ mình cũng không bố mẹ nào “nhìn lọt mắt”,“nghe lọt tai” những điều ngang tai trái mắt.

Hơn nữa, bạn là phận làm con. Chưa cần biết đúng hay sai, chỉ cần tỏ thái độ đối đầu với bố mẹ chồng tức bạn đã là đứa con dâu xấu xa, hỗn hào. Dù cho bạn có đúng cũng chẳng nhận được sự ủng hộ và đồng tình của mọi người, bởi trên hết bạn cần phải biết họ chính là cùng một gia đình máu mủ ruột thịt, cũng một phe” – Chị Xinh rút ra kinh nghiệm quý báu sau nhiều năm sống chung với nhà chồng.

Vậy, cách cư xử tốt nhất trong những trường hợp này là gì? “Họ đều là bậc cha chú, có nói gi thì mình cũng chỉ nghe và vâng, dạ phụ họa nhưng làm theo hay không lại chuyện khác. Đừng để cảm xúc tức thời của bản thân báo hại bạn phải sống trong sự khó chịu cả đời.” – Xinh chia sẻ một chút hài hước nhưng thật lòng.

Để sống chung với nhà chồng yên ổn cũng cần phải có "bí kíp" 6

Đừng để cảm xúc tức thời của bản thân báo hại bạn phải sống trong sự khó chịu cả đời.”. (Ảnh minh họa)

Yêu thì bày tỏ, không yêu thì nín lặng. Đây là nguyên tắc “bất thành văn” trong việc sống chung với nhà chồng. Cũng chính bởi nguyên tắc này mà suốt ngần ấy năm, chị Xinh vẫn chung sống hòa bình với “giặc bên Ngô” vốn nổi tiếng đanh đá. Nhiều nàng dâu mỗi lần xích mích với nhà chồng thường “xả giận” bằng cách kể lể với người nọ, người kia, bất kể quen biết hay không.

Chị Xinh bảo điều này tuyệt đối không nên, vì những người này có thể mách lại với nhà chồng bạn bất cứ lúc nào, thậm chí còn “đổ thêm dầu vào lửa” thì tình hình càng trở nên nguy kịch. Lúc ấy, dù cho bạn muốn chối cũng không được. Yêu thì bày tỏ, không yêu thì nín lặng.

Chị Xinh và cô em chồng thứ 4 không hợp nhau, nhưng mối quan hệ của hai người cơ bản vẫn được coi là hòa thuận bởi chị không bao giờ nói xấu em chồng với người khác. Do vậy, cô ấy cũng chẳng có lý do gì để thù hằn chị dâu. Sống đúng lương tâm thì chẳng sợ ai chê trách, ghét bỏ, thậm chí có muốn hại mình cũng không thành công.

Cuối cùng, không gì quan trọng bằng việc tự tạo cho mình tâm lý thoải mái. Nếu bạn nghĩ thoáng ra cho mọi chuyện xuôi theo chiều hướng tích cực, đầu óc bạn cũng sẽ không nặng nề. Thay vì sân si chuốc bực tức vào người cho mau già, hãy học cách chấp nhận những điều không may trong cuộc sống như một lẽ hiển nhiên.

Bực tức vì lý do gì, mình cũng sẽ là người thiệt thòi đầu tiên. Cứ để sức đó mà chăm chồng, chăm con. Những lúc ngột ngạt, hãy nghĩ tới những điều tốt đẹp trong quá trình chung sống với nhà chồng như đi làm về mệt có người nấu sẵn cho ăn, lúc ngã bệnh có người mua thuốc, đánh cảm…

Khi thích nghi với cuộc sống chung, ngay cả vợ chồng cũng còn khó khăn huống hồ gia đình nhà chồng? Chúng ta mở lòng, đừng nghĩ vì vì sợ hãi. Chúng ta mở lòng vì chồng, vì con mình và hơn hết vì điều đó khiến cuộc sống của chính ta trở nên thoải mái hơn.

Để trưởng thành, khôn lớn như ngày hôm nay ai cũng có gia đình nuôi nấng, dạy dỗ. Mối quan hệ giữa con cái và gia đình là mối quan hệ tuân theo quy luật tự nhiên không thể tách rời. Dù bạn chuẩn bị về làm dâu, mới về làm dâu hay đã có kinh nghiệm làm dâu lâu năm thì những điều trên vẫn không hề thừa thãi nếu sống chung với nhà chồng. Hãy áp dụng chúng để cuộc sống hôn nhân luôn viên mãn, vẹn tròn.

Tags:

Bài viết liên quan