Các chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ ở trẻ nhỏ đã chứng minh, mỗi bé khác nhau sẽ có thời gian bắt đầu tập nói và quá trình tập nói nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, khi muốn dạy bé tập nói sớm, mẹ vẫn có thể áp dụng một số cách dưới đây để thúc đẩy quá trình tập nói của bé, giúp bé nói nhanh hơn.
Để trả lời câu hỏi làm thế nào để dạy bé tập nói sớm, trước tiên, mẹ cần nắm rõ các cột mốc quan trọng trong quá trình tập nói của bé và xác định được thời điểm bé bắt đầu tập nói phù hợp với thể chất của bé. Từ đó, mẹ lên kế hoạch tác động trực tiếp đến quá trình học hỏi của bé, giúp bé phát triển ngôn ngữ trong thời gian sớm nhất và chuẩn xác nhất.
Khi đã xác định được thời điểm bé bắt đầu tập nói, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé tập nói sớm.
Cho bé nghe càng nhiều càng tốt
Dạy bé tập nói sớm bằng cách cho bé nghe càng nhiều càng tốt (Ảnh minh họa).
Quá trình phát triển ngôn ngữ là sự kết hợp của 4 hoạt động chính là: Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Do đó, khi cho bé tập nói phải đi kèm với việc cho bé nghe nhiều nhất có thể. Mối quan hệ giữa nghe và nói là mối quan hệ không thể tách rời. Hiểu được điều này, ngay từ khi bé còn ê a và có dấu hiệu muốn nói, mẹ có thể cho bé xem các đoạn phim ngắn, những bài hát ngắn nhưng đầy màu sắc và liên tục có sự thay đổi của các chuỗi âm thanh khác nhau để bé làm quen với các loại ngôn ngữ.
Để bắt đầu, mẹ có thể cho bé nghe những âm đơn giản sau đó tăng dần độ phức tạp. Từ nói chậm, nói rõ đến nói nhanh, nói nhiều. Sự kết hợp giữa âm thanh, màu sắc, hình ảnh sinh động là cách giúp bé tập nói từ sớmvô cùng hiệu quả. Khi bé được nghe càng nhiều, càng nhiều, sẽ đến một lúc, bé bật ra âm thanh như một phản xạ tự nhiên. Khi đó, âm thanh bé phát ra sẽ là kết quả của một quá trình dài tiếp nhận ngôn ngữ từ trước đó.
Cho bé chơi những trò chơi “ồn ào”
Bé sơ sinh từ 6 – 9 tháng tuổi đã có thể ngồi và tự chơi một số trò chơi đơn giản tại chỗ. Khi đó, nhiều mẹ lại có xu hướng tránh sự ồn ào nên hạn chế cho bé chơi những trò chơi phát ra âm thanh.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng, mẹ nên tận dụng thời điểm trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi để cho bé chơi những món đồ chơi phát ra những âm thanh ồn ào như trống lắc, đồ chơi có nhạc, các con vật có thể mô phỏng âm thanh… như là một cách để “luyện tai” cho bé. Giúp bé làm quen, phân biệt và xác định được nguồn gốc phát ra của nhiều loại âm thanh khác nhau.
Ngoài ra, việc cho trẻ chơi những trò chơi “ồn ào” cũng giúp ích rất nhiều cho mẹ để mẹ có thể xác định được những kiểu âm thanh gây kích thích não bộ cho bé nhằm giúp mẹ định hướng cho quá trình dạy bé tập nói về sau.
Tăng cường hoạt động giao tiếp với bé
Nói chuyện và đọc sách cho bé nghe là 2 cách vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mẹ cho quá trình dạy bé tập nói sớm ngay từ khi còn trong bụng mẹ và có thể áp dụng mỗi ngày để giúp bé làm phong phú vốn từ vựng ít ỏi của mình.
Giao tiếp với bé để giúp bé tập nói từ sớm (Ảnh minh họa)
Việc dạy bé tập nói nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự hết lòng quan tâm và kiên nhẫn của người dạy. Chính vì thế, để bé có thể tập nói sớm, nói hiệu quả, mẹ nên tăng cường trò chuyện cùng bé mọi lúc. Ngay từ khi bé còn nhỏ, mẹ hãy thực hiện việc này mỗi ngày, thực hiện một cách thường xuyên mà không cần quan tâm bé có hiểu được ý nghĩa điều mẹ nói hay không. Hãy dành thời gian để đọc cho bé nghe những quyển sách, những câu chuyện để bé có thêm sự nhạy bén và làm quen với thế giới ngôn từ đa dạng, phong phú.
Khi giao tiếp với bé, mẹ có thể kết hợp cả hành động, sự diễn tả phi ngôn ngữ để bé có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói đó và dành thời gian để chú ý quan sát những biểu hiện của bé, khuyến khích bé đáp lại những câu nói của mình. Bằng cách này, mẹ đang góp phần dạy bé tập nói sớm và mang lại hiệu quả không ngờ về sau.