Trong một miếng của chiếc pizza loại lớn chứa khoảng 370 calo, 17 gram chất béo. Vì vậy, để giảm lượng chất calo và chất béo khi ăn pizza cần làm giảm lượng chất béo và calo chứa trong bánh hoặc trung hòa lượng chất đó với những thực phẩm khác. Cụ thể như sau:
1. Đặt loại vỏ mỏng
Vỏ bánh pizza hầu như chỉ chứa một lượng lớn calo và không chứa chất dinh dưỡng gì khác do được làm từ bột mì tinh chế. Vì vậy, ăn lớp bánh quá dày sẽ làm tăng lượng insulin trong cơ thể khiến bạn càng muốn ăn nhiều hơn nữa. Để ăn pizza mà không lo bị béo, bạn nên gọi một lớp vỏ bánh mỏng nhất có thể để hạn chế lượng calo đứa vào cơ thể cũng như làm giảm cảm giác thèm ăn pizza.
Hãy chọn một chiếc bánh pizza vỏ mỏng để làm giảm lượng calo đưa vào cơ thể (Ảnh minh họa).
2. Đừng đặt bánh ngoại cỡ
Một chiếc bánh pizza thường được cắt thành 8 miếng và bạn sẽ yêu cầu được cắt thành 16 miếng. Việc cắt nhỏ bánh và ăn chiếc bánh vừa phải sẽ làm bạn có cảm giác bạn đã ăn rất nhiều miếng bánh pizza và muốn dừng lại.
Ngoài ra, nghiên cứu của Viện Công nghệ Georgia đã chỉ ra rằng, những người ăn trên chiếc đĩa rộng 30cm sẽ ăn nhiều hơn 22% lượng thức ăn ở người dùng đĩa 25cm. Vì vậy, việc ăn với chiếc đĩa nhỏ cũng là một cách đánh lừa não khiến bạn cảm giác mình đã ăn nhiều hơn.
3. Thấm bớt dầu
Những chiếc bánh pizza vàng ươm, sóng sánh lớp dầu trên bề mặt. Đừng ngần ngại, hãy lấy khăn ăn và thấm cho khô đi. Hành động đó sẽ giúp bạn hạn chế khoảng 50 calo thừa.
4. Cắt giảm lượng phô mai
Cách tốt nhất để cắt giảm chất béo bão hòa của pizza là giảm bớt 1 nửa lượng phô mai cần có khi ăn bánh. Điều này có thể khiến các tín đồ mê phô mai không thích, nhưng bạn chỉ nên yêu cầu lượng phô mai cần thiết mà cắt giảm phần phô mai thêm hoặc phô mai bột rắc trên bánh.
Cắt giảm lượng phô mai chính là việc làm cần thiết để làm giảm lượng chất béo bão hòa có trong pizza (Ảnh minh họa).
5. Tăng cường rau củ và protein tốt
Một chiếc pizza cổ điển với pepperoni, thịt xông khói và xúc xích… đúng là hấp dẫn thật nhưng hàng đống chất béo không bão hòa và nhiều muối chứa trong đó thì không dễ chịu chút nào. Vì vậy, để ăn pizza mà không lo bị béo, hãy bỏ qua chúng và lựa chọn thịt gà nướng, giăm bông thái lát, hoặc cá sẽ tốt hơn.
Để hạ thấp chỉ số đường huyết của bánh pizza nên nên bổ sung vào bánh các loại rau, củ, quả giàu chất xơ và protein. Chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn, lâu bị đói.
6. Thêm các loại gia vị
Bạn muốn tăng cường sự trao đổi chất đồng thời lại khiến mình ăn ít đi? Hãy thêm một số gia vị, đặt biệt là vị cay vào chiếc bánh pizza của bạn. Não bộ rất dễ bị đánh lừa, vì thế việc bạn tăng độ cay cho pizza cũng phần nào giúp bạn ăn ít đi.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng những người ăn món ăn có nhiều gia vị sẽ tiêu tốn ít hơn 200 calo so với những người không ăn. Vị vậy đừng ngần ngại cho các loại gia vị yêu thích vào chiếc bánh của bạn nhé!
7. Không bao giờ đi ăn pizza một mình
Một chiếc pizza cá nhân mang lại khoảng 702 calo và 36 gam chất béo gây tắc nghẽn động mạch. Vì vậy, nếu đi ăn pizza một mình và gọi riêng một cái, bạn sẽ cố gắng ăn hết chừng đó lượng chất vào cơ thể. Hãy đi ăn cùng nhiều người, để bạn có thể vừa được ăn pizza vừa có cơ hội lựa chọn thực đơn phong phú hơn để đảm bảo trung hòa lượng chất đưa vào cơ thể.
8. Ăn nhiều món thay vì chỉ có pizza
Đây chính là lợi ích của việc không đi ăn pizza một mình. Mọi người cùng nhau gọi món, ngoài pizza có thể là mỳ ý, rau củ nướng, salad thịt gà hoặc tôm và một đĩa thịt viên nhỏ. Bằng cách này tất cả bạn có thể nếm và chia sẻ nhiều hương vị khác nhau thay vì chỉ chăm chăm vào chiếc bánh đầy calo.
9. Nếu làm bánh pizza tại nhà, không dùng bột mì để làm đế bánh và tự làm các loại sốt.
Có rất nhiều cách để làm pizza mà không cần dùng bột. Chẳng hạn dùng mũ nấm portobello thay cho đế bánh, rồi dùng bột khoai lang làm vỏ. Thậm chí nghiền súp lơ trắng nát ra rồi dàn mỏng để nướng lên làm đế bánh.
Làm vỏ bánh pizza bằng rau củ cũng là một cách để ăn pizza mà không lo bị béo (Ảnh minh họa).
Nếu không thích dùng rau, nấm làm đế, bạn có thể vẫn dùng bột mì nhưng thay vì dùng loại tinh chế thì hãy dùng loại bột được làm từ hạt nguyên cám và nhớ vẫn làm đế thật mỏng thôi.
Hoặc nếu không bạn có thể dùng bột dừa thay cho bột mì trắng làm đế bánh sẽ giúp món pizza của bạn ít carbs hơn. Bởi lẽ, trong bột dừa có lượng chất xơ gấp 11 lần bột mì.
Sốt đóng hộp vốn chứa nhiều đường, vậy nên tự làm sốt sẽ làm giảm lượng đường đáng kể. Ngoài ra, để ăn pizza mà không lo bị béo, bạn nên tăng cường lượng cà chua có trong nước sốt sẽ có tác dụng phòng ngừa căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Giờ thì bạn còn ngần ngại gì nữa, hãy mua ngay một chiếc pizza về và thực hiện các điều trên để cùng cả nhà hoặc bạn bè thường thức nào!