Mẹ&Con – Khi hàng loạt những vụ tai nạn có liên quan đến trẻ nhỏ xảy ra, câu hỏi được đặt ra cho các bậc làm cha mẹ chúng ta là: Liệu những biện pháp hiện tại đã thực sự phát huy hết tác dụng hay chưa? Cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho con khi đi bơi Kinh hoàng tai nạn thang cuốn khiến cậu bé 2 tuổi rơi thẳng từ tầng 2 xuống đất Cách chọn chuối an toàn không có hóa chất

Mùa hè, mùa của những tai nạn ở trẻ nhỏ 4

Cầu thang phải có lan can, cửa sổ và ban công cần phải có rào chắn bảo vệ cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Đa phần những tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè. Theo thống kê, mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận từ 1.100-2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích. Một trong những thương tích ở trẻ phổ biến nhất phải kể đến là uống nhầm hóa chất (xăng, dầu hỏa, axit…), đuối nước, té ngã… Trước tình trạng báo động như vậy, các bậc phụ huynh và người thường xuyên chăm sóc trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để phòng tránh một số tai nạn thương tích ở trẻ, dưới đây là những lời khuyên hữu ích mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và “bỏ túi”.

– Nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ tuyệt đối không để trẻ đến gần những khu vực nguy hiểm như bếp than, lò sưởi, các thiết bị điện.

– Trẻ em là đối tượng rất hiếu động, thích leo trèo… vì thế cầu thang phải có lan can, cửa sổ và ban công cần phải có rào chắn bảo vệ cẩn thận.

– Không cho trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các vật sắc nhọn như dao, kéo… hoặc các vật nhỏ dễ gây hóc như cúc áo, đồng xu, viên bi, các loại trái cây có hạt (chôm chôm, nhãn…).

– Các loại thuốc tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu, thuốc diệt cỏ… không nên đựng và các chai uống nước mà phải để ở nơi xa tầm với của trẻ. Tốt nhất là nên cất chúng vào ngăn tủ có khóa cẩn thận.

– Khi trẻ ra đường phải có sự giám sát của người lớn.

– Không để trẻ một mình khi ở gần khu vực bể bơi, ao hồ, sông, suối…

– Đối với những trẻ lớn, phụ huynh cần phải giáo dục, chỉ dạy cho con cách nhận biết các loại biển báo nguy hiểm như cấm lửa, cấm trèo, khu vực nguy hiểm…

– Cho con học bơi, học các kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các tình huống xấu.

– Cuối cùng, bố mẹ cũng như người thường xuyên chăm sóc trẻ (bảo mẫu, cô giáo…) cần trang bị cho bản thân một vốn kiến thức về các bước sơ cứu tai nạn thương tích để xử lý kịp thời, phòng khi xảy ra trường hợp không mong muốn.

Tags:

Bài viết liên quan