Có nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh?
Trong khoảng 3 ngày đầu sau khi sinh, trong sữa mẹ có chứa một nguồn sữa non Colostrum vô cùng quý giá. Cho trẻ bú ngay những ngày đầu giúp trẻ chống lại các bệnh tật và các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Đặc biệt sữa non có chứa hàm lượng vitamin A giúp trẻ tăng trưởng và tăng cân nhanh. Có thể cho trẻ bú thêm những loại sữa bột dinh dưỡng cao cấp có bổ sung sữa non Colostrum.
Có nên cho trẻ uống thêm nước lọc hay không?
Cho trẻ uống ít nước, và cho uống thêm sau khi trẻ đã bú no vì sữa là một thức ăn có nhiều nước, trẻ sẽ có cảm giác no. Như vậy lượng sữa trẻ uống trong ngày không đủ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao về sau.
Khi nào thì nên cho trẻ ăn dặm?
Tuổi ăn dặm thông thường khi trẻ tròn 4 – 6 tháng tuổi. Ăn sớm lúc 2-3 tháng tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa, do khả năng hấp thu tinh bột của hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn dặm khi 7 – 9 tháng tuổi, thì khả năng chấp nhận thức ăn rất khó.
Ăn dặm như thế nào là đủ chất?
Nên cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đạm đến chất xơ. Nên bổ sung thêm các chất đạm và dinh dưỡng trong xác thịt, rau củ chứ không chỉ có trong nước hầm xương, hầm thịt, nước canh rau. Nếu chỉ nấu cháo cho trẻ với nước hầm, trẻ có thể bị thiếu chất. Nhưng cũng không nên tập trung ăn quá nhiều thịt, tôm, cá… mà không chú trọng chất xơ, trẻ có thể khó tiêu, chán ăn… dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Có nên cho trẻ ăn trứng nhiều?
Ảnh minh họa.
Nhiều người cho trẻ 8-9 tháng tuổi ăn mỗi bữa bột một quả trứng, gần như ngày nào cũng cho trẻ ăn 1 quả hoặc hơn. Thực ra, trẻ một tuổi trở xuống, mỗi tuần chỉ cần 2-3 lòng đỏ trứng là đủ. Cho trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ khó tiêu và nặng bụng.
Khi nào có thể cai sữa cho bé?
Đối với bé 4-6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất cho bé. Giai đoạn 5-6 tháng tuổi, bé tăng trưởng rất nhanh, so với lúc mới sinh, bé có thể nặng gấp đôi, bé 12 tháng tuổi nặng gấp 3; và cứ mỗi tuổi, cân nặng của bé lại tăng 1,5kg. Nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng nhanh trong khi nguồn sữa mẹ có chiều hướng giảm cả về lượng và chất.
Do vậy, từ tháng thứ 5, ngoài việc tiếp tục cho bé bú để tận dụng nguồn sữa mẹ, bé cần được ăn bổ sung rồi dần dần cho cai sữa. Không nên cai trước 12 tháng tuổi vì việc ăn sữa ngoài hoặc ăn bổ sung quá sớm rất dễ gây tiêu chảy. Mặt khác, do hệ tiêu hóa của bé chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, bé dễ bị suy dinh dưỡng.
Nên cai sữa cho bé như thế nào?
Ở tuổi cai sữa, bé đã mọc răng nhưng cơ nhai còn yếu. Vì vậy, nên bổ sung cho bé các món ăn mềm, dễ tiêu như bột, cháo, cơm nát… và chỉ nên cho bé ăn từng ít một, 4-5 bữa/ngày. Không nên bắt ép bé ăn quá nhiều, dễ gây ức chế bài xuất các men tiêu hóa. Nên bổ sung thêm cho bé sữa bột bú bình bằng cách thay cữ sữa mẹ bằng sữa bình cho đến lúc dứt hẳn sữa mẹ; vì sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển chiều cao tốt, phát triển trí não và hỗ trợ hệ miễn nhiễm của trẻ.
Tránh cai sữa đột ngột vì dễ làm cho bé bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng ăn. Không nên cai sữa vào mùa hè hoặc khi bé ốm vì đây là lúc bé hay bị biếng ăn, khó thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu bé đang bị tiêu chảy thì càng bất lợi vì hệ tiêu hóa của bé vốn non yếu nay lại bị bệnh, khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút, bệnh tiêu chảy dễ nặng thêm, bé càng biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ hay bệnh vặt phải làm sao?
Trong giai đoạn 1-6 tuổi, sức đề kháng của trẻ chỉ khoảng 60-80% so với người lớn, vì thế nếu không tăng cường sức đề kháng cho bé, bé sẽ dễ mắc các bệnh vặt. Điều này sẽ khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ về mặt thể chất lẫn trí não. Nên sử dụng các loại sữa có bổ sung các chất đề kháng như sữa non Colostrum để giúp trẻ khỏe mạnh. Đồng thời chú ý cung cấp cho trẻ đầy đủ các vitamin và khoáng chất để trẻ tăng sức đề kháng như vitamin A, C…
Dấu hiệu của trẻ biếng ăn?
Biểu hiện biếng ăn thể hiện ở việc trẻ ăn chậm, bữa ăn có thể kéo dài đến 1 tiếng hoặc thái độ sợ hãi, không chịu há miệng hoặc quay đi khi đến bữa ăn của trẻ. Bên cạnh đó, lượng thức ăn trẻ dùng được cũng quá ít so với yêu cầu dinh dưỡng độ tuổi, ví dụ như trẻ 1 tuổi chỉ ăn 2 bữa và uống chưa đầy 250ml sữa/ngày cũng chính là biểu hiện của sự biếng ăn.