Mẹ&Con - Nhiều bậc phụ huynh than phiền rằng mặc dù họ đã tìm đủ mọi cách nhưng không hiểu tại sao con họ vẫn biếng ăn chậm lớn. Nhiều người còn không tiếc tiền để mua những thực phẩm chức năng để giúp con cải thiện chứng biếng ăn nhưng kết quả vẫn không được cải thiện là bao. 7 sài lầm khi cho con ăn dặm dưới đây các bậc phụ huynh nên tránh xa. 4 tác hại lâu dài khi trẻ biếng ăn 8 cách hữu hiệu giúp con hết biếng ăn Cháo cá hồi - bí quyết bổ sung dưỡng chất cho trẻ biếng ăn

Cho trẻ ăn dặm không đúng độ tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ nhi khoa khuyên độ tuổi ăn dặm lý tưởng nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn hoặc quá sớm cũng đều không tốt. Vì nếu cho trẻ ăn dặm sớm hơn 4 tháng tuổi lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, chưa thể hấp thu được các dưỡng chất có trong thức ăn dặm, dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, có thể bị tiêu chảy kéo dài. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ biếng ăn, ăn không hấp thu được, trẻ dễ bị còi xương và suy dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn là do cha mẹ xem nhẹ 7 việc này 6

Còn nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn trẻ cũng rất khó để làm quen với thức ăn đặc. Trẻ chỉ thích bú sữa mẹ hoặc ăn sữa ngoài. Mà từ 6 tháng tuổi trở đi sữa mẹ hoặc sữa công thức  không còn cung cấp được những dưỡng chất mà bé đang thiếu. Vậy nên giai đoạn này mẹ phải tập cho bé ăn dặm, làm quen với thức ăn mới có như vậy bé mới có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển toàn diện.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm: Từ 6 tháng tuổi trở đi mẹ bắt đầu tập cho bé làm quen với thức ăn dặm theo nguyên tắc tự bột ăn dặm có vị ngọt, lỏng sau đó chuyển sang bột ăn dặm có vị ngọt, đặc lên dần. Và khi cho bé làm quen với thức ăn mới mẹ nên cho bé ăn từ 1-3 ngày. Trong thời gian này nhớ theo dõi biểu hiện của bé. Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu bị nôn ói, nổi mẩn hoặc tiêu chảy thì nên ngừng hẳn thức ăn đó trong vài tháng. Sau đó mới cho bé ăn trở lại.

Cho con ăn ăn vặt trước bữa ăn

Một trong những nguyên nhân khiến bé biếng ăn, chậm lớn là do số lượng thức ăn đi vào cơ thể không đủ. Nguyên nhân là do các mẹ thường dụ con ăn bằng cách cho bé ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính. Đồ ngọt thường tạo cảm giác no giả khiến bé không muốn ăn thêm thức ăn nữa.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn là do cha mẹ xem nhẹ 7 việc này 7

Lời khuyên cho mẹ: Không nên cho bé uống sữa, nước ngọt, hoặc ăn đồ ngọt trước mỗi bữa ăn chính. Hãy đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ 3 bữa chính và các bữa phụ trong ngày. Thức ăn có vị ngọt mẹ có thể thêm vào các bữa ăn phụ của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn những đồ ăn vặt giàu giá trị dinh dưỡng như sữa chua, váng sữa, bánh quy, trái cây…

Hơn nữa, để duy trì thói quen ăn uống lành mạnh mỗi bà mẹ nên tự lập thời gian biểu ăn uống cho bé. Điều này sẽ giúp bé hình thành được thói quen ăn uống lành mạnh, rất có ích cho việc tăng cân và cải thiện chứng biếng ăn của bé.

Lười cho con vận động

Hiện nay ngoài giờ lên lớp phần đa thời gian của trẻ đều ngồi chăm chăm vào máy tính, tivi hoặc điện thoại để chơi game, xem phim hoạt hình. Chưa hết có nhiều mẹ còn dụng game, phim hoạt hình để dụ con ăn. Đây là một trong những thói quen không tốt. Trẻ thường xuyên ngồi trước máy tính và tivi sẽ gây hại cho mắt, hệ thần kinh. Hơn nữa, lười vận động sẽ khiến cơ thể uể oải, thiếu năng lượng, khí huyết ứ trệ điều này ảnh hưởng trực tiếp tới vị giác của bé. Khi trẻ mệt mỏi, uể oải sẽ ăn không ngon miệng, dẫn đến lười ăn, biếng ăn.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn là do cha mẹ xem nhẹ 7 việc này 8

Lời khuyên cho mẹ: Không nên hình thành thói quen vừa xem phim vừa ăn cho bé. Mẹ nên khuyến khích bé tham gia các trò chơi vận động thể chất nhiều hơn. Đối với trẻ nhỏ bạn có thể cùng bé chơi một số trò chơi vận động còn những trẻ lớn hơn có thể đăng ký cho bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời nhiều hơn.

Ăn không đúng giờ, đúng bữa

Nhiều gia đình do cha mẹ quá bận rộn nên không thể cho con ăn uống đúng giờ đúng bữa. Thường xuyên phải nhịn đói sẽ khiến trẻ bị rối loạn khả năng hấp thụ. Vậy nên trẻ có ăn nhiều sau đó cũng khó có thể tăng cân được.

Lời khuyên dành cho mẹ: Dù bận rộn đến đâu, bạn vẫn nên đảm bảo nấu đủ cho con ba bữa và ăn đúng giờ. Vì trẻ nhỏ không giống như người lớn, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên bé phải ăn uống điều độ đúng giờ, đúng bữa. Nếu không có thời gian hãy làm sẵn thức ăn và dự trữ trong tủ lạnh, đến bữa chỉ cần hâm nóng lại là có thể cho bé ăn ngay.

Cho con vừa ăn vừa chơi

Việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, chơi game sẽ làm bé phân tâm. Trẻ sẽ mải theo dõi phim hoặc chơi game mà không tập trung vào việc ăn, bé sẽ có xu hướng ngậm thức ăn trong miệng. Mà đây là cách ăn uống phản khoa học. Vậy nên các bậc phụ huynh không nên tạo cho bé thói quen xấu này.

Với những trẻ nhỏ khi cho con ăn hãy tập trung vào bữa ăn với những trẻ lớn hiểu chuyện bạn phải phân tích cho bé hiểu việc vừa ăn vừa xem phim là không tốt.

Cho con ăn theo sở thích của bé

Trẻ nhỏ rất lười ăn rau và các món bổ dưỡng khác, bé thường có xu hướng thích ăn duy nhất một món nào đó, dù ăn mãi cũng không biết chán. Nhiều mẹ vì không muốn mất thời gian cho con ăn nên chỉ nấu những món bé khoái khẩu. Thường xuyên cho trẻ ăn một món bé thích chế độ dinh dưỡng của bé sẽ nghèo nàn, không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, khiến trẻ dễ bị thiếu chất, ăn không ngon miệng, lười ăn, dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng.

Lời khuyên cho mẹ: Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực đơn. Nếu trẻ không thích ăn rau xanh có thể biến tấu thành nhiều món lạ, trình bày đẹp mắt sẽ thu hút bé dễ dàng hơn.

Nấu thức ăn riêng cho bé

Nhiều người nghĩ rằng trẻ phải có chế độ ăn riêng phù hợp với từng độ tuổi và sở thích của bé thì mới tăng cân và lớn được. Điều này là không sai. Nhưng với những trẻ lớn mẹ nên tập cho bé ăn thức ăn của bố mẹ, và không nên nấu món riêng và cho bé ăn riêng. Không khí gia đình và cũng như khi quan sát bố mẹ và người thân ăn uống cũng tạo cho bé hứng thú hơn. Và trong mỗi bữa ăn các thành viên nên khuyến khích bé ăn món mới, ăn rau nhiều và khen ngợi bé nếu bé làm được điều đó.

B.N (Tổng hợp) 

Tags:

Bài viết liên quan