1. Nói chuyện với con từ trong bụng mẹ đến lúc ra đời
Nhiều mẹ có thói quen giao tiếp với con được thực hiện từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Việc thì thầm trò chuyện này, từ khi trẻ là 1 thai nhi, cho đến lúc trẻ ra đời là rất cần thiết, vì nó giúp trẻ làm quen dần với việc giao tiếp như 1 phản xạ.
2. Dạy trẻ tôn trọng người khác và cư xử tốt
Đừng đòi hỏi quá cao ở trẻ mà hãy bắt đầu đơn giản từ những hành động nhỏ. Khi ứng xử với người lớn, trẻ bắt tay và giới thiệu thế nào cho tự tin. Không nên ăn tối với bàn tay bẩn. Giải thích cho trẻ vì sao lại làm như vậy.
Tôn trọng người khác cũng là cách để trẻ biết mình sẽ được đối xử như thế nào, tăng thêm phần tự tin.
3. Tôn trọng trẻ
Mẹ tuyệt đối không gạt phăng những ý kiến của trẻ nhé. Hãy nói với trẻ như nói chuyện với một người trưởng thành, trẻ sẽ học được nhiều điều. Với những người trưởng thành khác, trẻ cũng sẽ có cách nói chuyện tự tin hơn.
Nhiều người, đặc biệt với người lớn, không phải lúc nào cũng tôn trọng trẻ con do suy nghĩ trẻ còn nhỏ và thường ít suy nghĩ về những vấn đề đó. Con của bạn cần được biết rằng trẻ đáng được tôn trọng.
Trẻ có quyền yêu cầu người khác tôn trọng trẻ và không tha thứ cho người khác nếu họ không làm điều ấy. Việc ý thức được giá trị bản thân khiến trẻ tự tin hơn.
4. Biết khen và chê trẻ
Sự động viên của cha mẹ là điều quan trọng nhất trên thế giới đối với con trẻ vì trẻ biết mình có làm đúng hay không. Nếu trẻ sai, cha mẹ cũng nên chỉ ra điểm sai ấy, không nên bỏ qua. Trẻ học được nhiều từ những sai lầm.
5. Dạy trẻ cười và biết cách pha trò
Một bài học tưởng không cần thiết nhưng lại rất hữu ích cho trẻ trong việc khiến người đối diện thiện cảm và vui vẻ.
Không phải cười với tác dụng như liều thuốc cho tâm hồn chính trẻ mà việc hướng dẫn trẻ cười thoải mái, là chính mình còn giúp trẻ tự tin hơn trong từng tình huống. Nếu cha mẹ là người hài hước, trẻ sẽ học được điều này từ chính cha mẹ. Dạy bé biết cười, pha trò đúng lúc sẽ khiến bé trở thành một người giao tiếp duyên dáng sau này.
6. Cùng con giao tiếp
Cùng con đặt ra các tình huống giả định về giao tiếp có thể khiến trẻ quen dần và ứng dụng trong giao tiếp thực tế. Hoặc khi cùng con tiếp xúc với người khác, mẹ nên khuyến khích trẻ bằng mắt, cử chỉ để trẻ thêm tự tin.
17 quy tắc giao tiếp nên dạy trẻ
1. Khi đề nghị hay yêu cầu bất kỳ điều gì, con cần nói “Làm ơn”.
2. Nhận từ ai vật dụng hay món quà nào, con đừng quên “Cảm ơn”
3. Tuyệt đối không chen ngang hay ngắt lời người lớn lúc đang nói chuyện, trừ trường hợp khẩn cấp.
4. Không tự ý lục lọi/ động vào đồ của người khác nếu chưa nhận được sự đồng ý.
5. Trước khi vào phòng ai đó, con cần gõ cửa đấy!
6. Đến nhà bạn chơi, lúc ra về, con nên nói “Cảm ơn” vì họ đã niềm nở đón tiếp con.
7. Đừng dè bỉu, chê bai… tính cách của người khác.
8. Đặt một chiếc khăn ăn lên đùi để dùng lau miệng khi cần thiết. Giải thích cho trẻ hiểu rằng đây là thói quen ăn uống của những người lịch thiệp.
9. Ăn uống từ tốn, đúng cách. Không bê cả bát lên húp, đặc biệt, khi nhai không phát ra tiếng nhóp nhép.
10. Đừng quên “Cảm ơn” khi con nhận được sự giúp đỡ. Lời cảm ơn đôi khi như ‘tiên dược’ khiến người khác phấn chấn, hài lòng và sẵn sàng giang tay nâng đỡ con lần sau, sau nữa…
11. Nếu cha mẹ, ông bà hay người thân nhờ con giúp, con hãy mỉm cười thật tươi và vui vẻ làm nhé
12. Thấy cha mẹ, thầy cô hay cô/chú hàng xóm đang khệ nệ bê đồ hoặc làm việc gì đó… con nên đề nghị được ‘chung tay, góp sức’. “Lời nói chẳng mất tiền mua”, sự tốt bụng và thái độ sẵn lòng hỗ trợ người khác của con được đánh giá rất cao.
13. Con bước qua cửa vào nhà và sau con vẫn con đôi ba người? Vậy thì đừng quên giữ cánh cửa mở rộng cho đến khi những người đi sau con vào tới nhà.
14. Sẽ là vô cùng thô lỗ nếu con ngoáy mũi liên tục nơi đông người, chỗ công cộng.
16. Vô tình va phải ai đó, hãy nói “Tôi xin lỗi” ngay và luôn con ạ!
16. Đừng đùa dai hay trêu trọc ai đó cho tới khi họ òa khóc. Hành động này có thể khiến ‘nạn nhân’ bị tổn thương ghê gớm đấy.
17. Con không được phép nói thiếu chủ – vị khi trò chuyện với người lớn. Như thế là hư và vô lễ.