Mẹ&Con-Những lưu ý này rất cần thiết cho mẹ trong việc dạy trẻ những kĩ năng cần thiếu ể bảo vệ bản thân trước những xâm hại từ bên ngoài. 5 điều bạn nên dạy con gái 5 kỹ năng dạy bé lớn khôn Có nên dạy con bằng đòn roi?

Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài vòng tay của cha mẹ, bé nhà bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ đến từ người khác. Dạy con ứng phó và bảo vệ bản thân trước những xân hại từ người ngoài là điều cần thiết, nhưng cũng rất khó nói với cha mẹ. Mẹ hãy lưu ý một số điều sau để trang bị cho bé kĩ năng bảo vệ mình nhé!

7 lưu ý dạy con bảo vệ bản thân 6

  1. Thẳng thắn về nguy cơ

Nhiều bậc cha mẹ thường sợ bé phải tiếp xúc với nhiều thông tin không hay, làm ảnh hưởng đến tâm lý bé nên né tránh nói đến vấn đề tiêu cực, những nguy cơ xâm hại bé. Thực ra sự né tránh này là một sai lầm, nó khiến bé không có khái niệm về mối nguy có thể đến. Điều bạn cần làm là thẳng thắn với bé về các nguy cơ có thể xảy ra (trong tầm nhận thức mà bé có thể hiểu), và lên kế hoạch giúp bé nhận biết, phòng tránh hay phản ứng trước các tình huống nguy hiểm.

  1. Đặt ra những quy tắc

Điều mà bất cứ vậc cha mẹ nào cũng cần làm là đề ra những quy tắc bắt buộc cho trẻ. Ví dụ như: Không nhận thức ăn của người lạ khi không có cha, mẹ, ông bà hay bảo mẫu bên cạnh; Không đi theo người lạ khi không có sự cho phép của cha mẹ; Không mở cửa cho người lạ khi không có sự đồng ý của cha mẹ; Không cho người lạ đụng chạm đến thân thể ở những điểm nhạy cảm; Ngay khi có tiếp xúc bất thường [hải báo với cha mẹ… Cha mẹ cần cho trẻ lặp lại, thuộc lòng và tuân thủ các quy tắc này.

  1. Giả định tình huống và ôn tập cho trẻ

Khi ở nhà, bạn nên thường xuyên “ôn tập” và mở rộng cho trẻ về “bài học” đề phòng người lạ và những xâm hại từ người khác. Cho trẻ biết nhiều người có thể nói dối để dẫn trẻ đi. Họ sẽ bịa chuyện kiểu như “Cô đang đi tìm chú chó con bị lạc” hoặc “Mẹ con nhờ chú đến đón con hộ mẹ”… Nhờ những cảnh báo này, trẻ sẽ nhanh nhạy và tinh ý nhận ra chiêu lừa đảo của kẻ lạ mặt. Và bạn phải luôn hứa với trẻ sẽ không bao giờ nhờ người lạ đón trẻ thay mình.

Bạn có thể cùng trẻ chơi trò nhập vai trong các hoạt cảnh tình huống mà bạn nghĩ sẽ xảy ra. Cách này giúp trẻ thực hành nhuần nhuyễn những phương pháp chung để có thể ứng phó chính xác trong mọi trường hợp.

  1. Đưa ra cứu hộ cho tình huống khẩn cấp

Một điều quan trọng khác bạn cần cho trẻ biết đó là cần đến đâu và nói với ai nếu con gặp tình huống khó chịu khi không có bạn ở bên. Hướng dẫn trẻ đến những nơi như đồn cảnh sát, hay những trung tâm mua sắm đông người, hoặc nói chuyện với chú công an, thầy cô giáo. Hãy để con biết đến những nơi an toàn và gặp những người đáng tin như vậy khi thấy cảm thấy nguy hiểm.

Việc dạy con thuộc số điện thoại của gia đình, số nhà và số cấp cứu của trung tâm khẩn cấp là vô cùng cần thiết. Cùng với đó là lặp lại các tình huống giả đình, lặp lại những người đáng tin và địa điểm an toàn. Việc làm này sẽ đảm bảo con sẽ không quên bất cứ điều gì quan trọng, cũng như cảm thấy tự tin biết phải làm gì trong một tình huống nguy hiểm.

  1. Giáo dục giới tính7 lưu ý dạy con bảo vệ bản thân 7

Dạy trẻ biết về cơ thể của mình cũng rất quan trọng. Nếu con bạn biết những nơi nào trên cơ thể không cho người khác đụng vào, thì bé sẽ thấy thoải mái nói ra điều gì đó không ổn. Giải thích cho bé biết có một số khu vực là của cá nhân, và không ai có quyền chạm vào chỗ đó, hoặc bất cứ chỗ nào khác mà bé không cảm thấy thoải mái.

Nói ngắn gọn cho trẻ hiểu thế nào là những hành vi tiếp xúc không phù hợp, ngay cả khi trẻ biết người đó. Nếu có người đối xử kỳ quặc hoặc tìm cách đụng chạm khiến trẻ sợ hãi hay bối rối, trẻ cần bỏ đi ngay và điều quan trọng là phải báo cho cha mẹ biết.

  1. Dạy con không ngại phản ứng7 lưu ý dạy con bảo vệ bản thân 8

Bạn cần dạy bé phải biết quyết liệt từ chối trước người lạ với các tình huống: Nhận thức ăn, nhận quà, dắt đi chơi… khi không có mặt hay không có sự đồng ý của ba mẹ, người thân. Cũng dạy bé không ngại hét lớn, kêu cứu, phản ứng mạnh trước những hành vi làm cho bé sợ hãi, bất an, cảm thấy nguy hiểm. Bản năng của trẻ khá mạnh, bé có thể cảm nhận được nguy hiểm thật sự. Và nếu bé có phản ứng nhầm, thì điều đó cũng không có gì phải ngại hay lo lắng, điều quan trọng là bé được an toàn.

  1. Đừng thổi phồng nguy cơ

Ngược lại với những bậc cha mẹ né tránh nguy cơ, là những cha mẹ “nói quá” các nguy cơ. Những câu chuyện đáng sợ, những cảnh báo quá mức có thể làm bé sợ hãi, gây tâm lý hoang mang, đề phòng, khiến bé của bạn trở nên lo âu và khép kín đấy!

Tags:

Bài viết liên quan