Bé nhà bạn có ủy mị hay không, nếu có thì nên hướng bé như thế nào để trở nên nam nhi? Hãy đọc bài viết sau bạn nhé!

Mẹ&Con – Con cái tình cảm với cha mẹ là điều rất đáng yêu, đáng vui. Thế nhưng, nhiều bé trai lại khiến bố mẹ đâm ra lo lắng vì quá tình cảm, khiến bố mẹ sợ con… ủy mị.

Nỗi lo… bé trai ủy mị 6

Các biểu hiện “ủy mị” thường thấy ở bé trai

Nhõng nhẽo người thân

Trẻ con khóc quấy, mè nheo là chuyện không lạ, nhưng nếu con trai cưng của bạn quá nhõng nhẽo, mít ướt với bạn và người thân của bé, đó cũng là dấu hiệu của sự ủy mị rồi đấy. Bé mau nước mắt, hay ỉ ôi, đòi không được thứ mình thích liền dỗi hờn, rồi tự ái, đòi dỗ dành… là những biểu hiện làm bố mẹ đau đầu ở nhiều bé trai có tính cách yếu đuối.

Nỗi lo… bé trai ủy mị 7

Bé tình cảm quá mức

Thấy con trai rất tình cảm với mình, chị Minh Diệu (quận 3, TP.HCM) vui lắm. Tuy nhiên, bạn bè cảnh báo nhiều, tự dưng chị giật mình và ngẫm lại thấy con trai mình cũng có chút yếu đuối thật: Bé đi đâu cũng bám theo mẹ như cái đuôi, không muốn rồi mẹ nửa bước. Rất say mê với những việc mẹ làm: Khâu quần áo, nấu bếp… Thi thoảng, đang chơi, bé còn chạy đến ôm mẹ, hôn mẹ…

Không ít bà mẹ có cậu con trai như thế đều rất vui, tuy nhiên, thi thoảng, nỗi lo vẫn dấy lên: Con trai mà tình cảm như thế, liệu có yếu đuối quá không?

Thích chơi trò con gái, thích chơi với bạn gái

Bé trai thì thường thích chơi những trò mạnh mẽ, nhiều khi hơi nguy hiểm: Đá bóng, chạy nhảy, đánh nhau.. Tuy nhiên, lại có những bé trai tỏ ra không thích chơi những trò của “bọn con trai” mà lại mê chơi búp bê, chơi đồ hàng, nấu nướng… Đồng thời, nhiều bé trai lại không thích chơi với các bạn trai của mình mà chỉ thích chơi với các bạn gái, với lý do là chơi với bạn gái vui hơn… Những bé trai này thường nhận sự chế giễu, chọc gái của các bạn trai chung quanh, nên lại càng tránh né, rút mình vào thế giới “chỉ toàn bạn gái” của mình.

Nỗi lo… bé trai ủy mị 8

Bé “điệu”

Là con trai, lớn cũng như nhỏ, thường ít chú trọng đến bề ngoài của mình. Nhưng cũng có những bé trai từ nhỏ đã có sở thích trau chuốt ngoại hình. Có bé không chịu ra đường nếu mẹ không mặc cho mình bộ đồ đẹp vừa ý, có bé cứ nằng nằng đòi thắt nơ lên cổ áo, có bé thích được chải đầu, soi gương, vuốt keo lên tóc…

Những biểu hiện này thường gây cho bố mẹ ít nhiều lo lắng, hoang mang về tính cách, thậm chí… giới tính của bé. Tuy nhiên, rất có thể đó chỉ là chút “lạ” trong quá trình phát triển, hình thành tính cách của bé. Chỉ cần bố mẹ có phương pháp phù hợp, sẽ có thể uốn nắn bé cư xử “nam nhi” hơn theo sự lớn lên của mình.

Bố mẹ cần làm gì khi bé “ủy mị” ?

Điều quan trọng nhất, là bố mẹ không nên gắt gỏng, bực dọc hoặc buông những lời như “sao mà con giống con gái thế?”. Với bé hay nhõng nhẽo và mít ướt, bố mẹ nên hiểu, khóc là một trong những cách thức bé biểu hiện ý muốn của mình. Đơn giản là, bé biết khi mình khóc, bố mẹ sẽ xuống nước và đáp ứng những nhu cầu của bé. Việc của bố mẹ cần làm, là “điều chỉnh” cách thể hiện ý muốn của bé. Bạn có thể cho bé biết, không cần khóc, bé có thể bình tĩnh bày tỏ mong muốn của mình bằng cách diễn đạt bằng lời, bạn sẽ xem xét và đáp ứng ý muốn của bé. Khuyến khích bé nói ra mong muốn của mình chính là cách giúp bé bớt mau nước mắt và diễn đạt tốt hơn.

Ngoài ra,cần tạo ra môi trường để kích thích khả năng độc lập giải quyết cho các bé trai thông qua các trò chơi. Bố là người rất quan trọng trong hình thành tính cách nam nhi của bé, vì thế, bố cần dành thơi gian để cuốn bé vào các trò chơi vận động, để bé thấy được niềm vui của những “cuộc chơi nam nhi”…

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giúp bé khả năng độc lập bằng cách giao cho bé những công việc nhà, khuyến khích bé như “chàng trai giỏi giang của mẹ”: Mở cửa cho mẹ, gấp quần áo, bê đồ nhẹ phụ mẹ…

Đừng quá lo lắng và nóng nảy khi đứa con yêu có dấu hiệu ủy mị bạn nhé. Mỗi bé một cá tính, điều quan trọng là bạn giáo dục và hướng bé phát triển như thế nào…

Tags:

Bài viết liên quan