Mẹ&Con – Dạy con nói lời xin lỗi rất quan trọng trong cuộc sống của bé sau này. Điều này có thể quyết định đến tính cách của con khi trưởng thành. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy dạy con biết nói ra lời xin lỗi chân thành. 7 lưu ý dạy con bảo vệ bản thân Có nên dạy con bằng đòn roi? 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

Dạy con nói lời xin lỗi với thái độ tự nguyện, tự cảm thấy hối hận và không có sự ép buộc, miễn cưỡng là điều bố mẹ nên làm. Bởi việc miễn cưỡng xin lỗi mang hại nhiều hơn lợi. Khi bé đang tức giận, chưa muốn nói lời xin lỗi và bị bố mẹ ép buộc, bé sẽ không nhận ra lỗi của bản thân và càng khó chịu, hậm hực trong người hơn.

Bố mẹ làm gương

lam-guong

Trước khi dạy bé nói ra lời xin lỗi chân thành, bố mẹ phải là tấm gương tốt. (Ảnh minh họa)

Bất kể điều gì, trước khi muốn bé thực hiện được thì bố mẹ phải là một tấm gương tốt, ngay cả lời xin lỗi cũng vậy. Bởi khi còn nhỏ, các bé đều rất thích việc bắt chước những hành động của người lớn.

Nếu mẹ làm sai hay thất hứa một việc gì, đặc biệt là với bé, hãy mau chóng nói lời xin lỗi và giải thích thật khéo léo cho bé hiểu. Mỗi lần được nghe lời xin lỗi của mẹ, bé sẽ mau chóng tự nhận ra rằng, khi làm sai thì phải có trách nhiệm xin lỗi.

Dạy bé nhận ra lỗi sai

Khi bé làm sai, mẹ nên bình tĩnh, tránh việc la mắng, quát tháo khiến bé thêm sợ hãi và không nhận ra lỗi sai của mình.

Hãy nói cho bé biết việc làm của bé dẫn đến hậu quả ra sao và đặt bé vào vị trí người cần nghe lời xin lỗi sẽ cảm thấy như thế nào. Lúc này, chắc chắn bé sẽ cảm thấy hối hận và tự động nói lời xin lỗi khi biết mình sai.

Chờ cơn giận của bé lắng xuống

be-gian
Buộc bé nói lời xin lỗi khi đang “điên tức” khiến bé không bao giờ nhận ra lỗi của bản thân. (Ảnh minh họa)

Nếu bé vừa mới gây chuyện, thậm chí đánh bạn/em và rõ ràng lỗi sai là từ bé. Trong lúc này, bé có thể đang tức giận, vì vậy lời xin lỗi chưa nhất thiết phải nói ra ngay. Hãy để cơn nóng giận trong người bé nguôi đi và nói cho bé biết hành động của mình là sai, cần nói lời xin lỗi bạn/em khi thật sự nhận ra lỗi của mình, chứ không phải lời xin lỗi cho có.

Cho bé cơ hội trình bày sự việc trước khi nói lời xin lỗi

Trong lúc vui chơi, các bé không tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn, dẫn tới gây gổ với nhau. Là một “người bạn lớn” của bé, mẹ hãy đứng giữa và yêu cầu từng bé trình bày sự việc. Sau khi lắng nghe hết các điều bé nói, mẹ hãy phân tích đúng, sai và nói cho các bé biết rằng, người có lỗi nên có trách nhiệm xin lỗi để hàn gắn mối quan hệ.

Dạy con không nên đổ thừa

be-do-thua

Mẹ nên trị ngay tính đổ thừa của bé ngay từ lúc nhỏ. (Ảnh minh họa)

Dạy con nói lời xin lỗi, mẹ cũng đừng quên việc dạy thêm cho bé nhận ngay lỗi của bản thân, không vòng vo hay đổ thừa trốn tội. Bạn nên có sự đánh giá thuyết phục và chứng minh cho bé thấy là con đã làm sai và nhận ra lỗi của mình. Trường hợp bé cứ đổ thừa lỗi của mình mỗi lần làm sai, mẹ hãy nghiêm khắc đưa ra hình phạt phù hợp và thích đáng để hạn chế tính cách này của bé.

Tags:

Bài viết liên quan