Chứng suy giảm trí nhớ trước và sau sinh
Suy giảm trí nhớ sau sinh chỉ là tạm thời. (Ảnh minh họa)
Sau khi, không chỉ có cơ thể mà ngay cả trí não cũng bị tổn thương đáng kể. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trí nhớ kém, hay quên là do tác động của các loại hóc môn sản sinh trong thai kỳ gây tác động lên não. Ngoài ra, tâm lý cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến chứng hay quên của phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh. Cụ thể như sau:
– 3 tháng đầu thai kỳ: Quá trình bài tiết của các loại hóc môn có sự thay đổi, làm cho tâm lý của bà bầu không được ổn định. Tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng cho sức khỏe của bé khiến chị em dễ mắc chứng hay quên.
– 3 tháng trước khi sinh: Thai nhi sắp chào đời, mẹ bầu lại tăng cảm giác lo lắng, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hay bị “khủng bố” về mặt tinh thần, dẫn đến quên trước, quên sau.
– Sau khi sinh: Lo lắng sức khỏe của bé, chăm sóc thế nào để bé yêu không bị ốm vặt hay áp lực từ các khoản chi tiêu, gia đình, quan hệ vợ chồng, xáo trộn về sinh hoạt… Những điều đó tác động mạnh mẽ đến tinh thần của mẹ sau sinh, hay bị căng thẳng dẫn đến tình trạng mất tập trung, giảm sút trí nhớ. Đặc biệt, là với các bà mẹ trẻ có con lần đầu, càng gây áp lực nhiều hơn.
Một số cách khắc phục
Giữ tâm trạng thoải mái: Phải luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, hạn chế rơi vào tình trạng căng thẳng.
Nghe nhạc: Thường xuyên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hay những bản nhạc không lời giúp mẹ được thư giãn. Hơn nữa, nó còn kích thích lưu thông máu và cải thiện trí nhớ.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện trí nhớ. (Ảnh minh họa)
Ăn ngủ điều độ: Bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Trước khi đi ngủ có thể dành ra vài phút để bấm huyệt, xoa bóp, cách này sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, giảm bớt lo âu và tăng cường trí nhớ.
Ghi chép: Có thể dùng một cuốn sổ để ghi chép những việc cần làm, những thứ cần mua khi đi chợ để khi cần thiết lấy sổ ra xem.
Tăng cường khả năng ghi nhớ: Nếu có thời gian, bạn hãy thử học thêm một thứ tiếng mới hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi tính sáng tạo. Nhất định sẽ kích thích được bộ não của bạn, tăng khả năng trí nhớ tốt hơn.
Chia sẻ áp lực với người thân: Mỗi khi bạn quá mệt mỏi, căng thẳng hoặc gặp khó khăn, đừng ngại chia sẻ những điều đó với người thân trong gia đình. Đặc biệt, là với người chồng, làm vậy bạn sẽ thấy tinh thần được thoải mái, giảm bớt được một phần lo âu, hạn chế được tình trạng hay quên.
Tập thể dục: Tận dụng những khoảng thời gian trống, bạn nên tập các động tác thể dục nhẹ hay bài tập yoga để tăng cường lưu thông máu lên não.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng 2 loại nước uống sau:
Nước trà xanh. (Ảnh minh họa)
– Nước trà xanh: Trà xanh có chứa các thành phần như lopyphenols, flavonoids, đây là những chất giúp hạn chế hiện tượng mất các tế bào thần kinh. Loại thảo dược này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và cải thiện trí nhớ, tốt cho não bộ.
– Nước ép nho, táo và dâu tây: Nho dồi dào các vitamin thuộc nhóm B cần thiết cho sự phát triển của tế bào não. Táo xanh chứa hàm lượng sắt cao, giúp lưu thông máu lên não và cung cấp đầy đủ oxy cho não hoạt động. Trong khi đó, dâu tây chứa chất fisetine, đây là chất có chức năng bảo vệ các tế bào không bị lão hóa. Vì vậy, bạn nên uống một ly nước ép nho, táo hoặc dâu tây mỗi ngày nhé!