Mẹ&Con – Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho gia đình vào mùa hè này, mẹ hãy tham khảo một số cách phòng tránh dưới đây nhé! Phân biệt dị ứng thực phẩm và ngộ độc thực phẩm Các trường hợp ăn trứng gây ngộ độc 10 lưu ý hữu ích giúp bạn "thoát" ngộ độc thực phẩm

Khi đi chợ hay siêu thị

sieu-thi

Lựa chọn thực phẩm cẩn thận khi đi chợ hay siêu thị (Ảnh minh họa)

Khi đi chợ hay siêu thị, bạn cần lựa chọn thực phẩm một cách cẩn thận. Chú ý vào hạn sử dụng nếu thực phẩm được đóng gói bao bì. Bạn cũng nên sắp xếp thời gian đi chợ thật sớm để có thể mua được những thực phẩm tươi sống nhất.

Rửa sạch thực phẩm

rua-rau

Rửa rau trước khi cho vào tủ lạnh hay chuẩn bị chế biến (Ảnh minh họa)

Tất cả các thực phẩm bạn nên rửa sơ qua trước khi bảo quản vào trong tủ lạnh và cần rửa thật sạch với nước trước khi đem chế biến thành món ăn. Cũng cần lưu ý là những thực phẩm bạn chỉ có nhu cầu sử dụng khoảng 2-3 ngày sau đó thì tốt nhất nên chọn thực phẩm còn tươi sống để bảo quản trong tủ lạnh.

Không dùng chung thớt cho đồ sống và đồ chín

Không nên dùng chung thớt để thái thực phẩm chín và thực phẩm sống. Bởi, những thực phẩm sống thường chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, nếu tiếp tục dùng thớt đã thái đồ sống cho đồ chín có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn do sự lây lan của vi khuẩn, ký sinh trùng từ đồ sống sang. Vì vậy, bạn không nên dùng chung thớt trong bất kỳ trường hợp nào, dù thớt đó sau khi thái đồ sống đã được rửa sạch và phơi khô để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Không ăn trứng sống

trung-ga

Không nên ăn trứng gà sống (Ảnh minh họa)

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và được nhiều người ăn sống bằng cách đập trứng vào bát cháo vì nghĩ rằng chất bổ sẽ phát huy tốt hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này rất tai hại, vì ít người biết rằng trong trứng sống chứa protein khi vào dạ dày và tá tràng sẽ không hấp thụ được, từ đó trứng gà sống sẽ bị phân hủy ở đại tràng và sản sinh ra các chất có hại gây ngộ độc.

Chưa kể đến, trứng của những con gà bị nhiễm khuẩn Salmonella hay vi-rút H5N1 còn gây ra các mầm bệnh nguy hiểm khác.

Loại bỏ những thực phẩm ôi thiu

Các thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh là một trong những nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn đã bảo quản thức ăn thừa hơn 2 ngày, mặc dù cảm thấy chúng không có mùi thiu hay biến dạng, bạn cũng không nên nếm thử mà hãy bỏ đi. Vì theo khuyến cáo, tất cả các thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh phải được dùng trước 3 ngày để tránh vi khuẩn gây ngộ độc.

Tags:

Bài viết liên quan