Mẹ&Con - Sử dụng tâm lý học không phải là một hành động xấu, bởi vì nó chỉ khích lệ chứ không hề làm tổn thương cảm xúc của trẻ. Tương tự như vậy, tùy vào từng trường hợp mẹ có thể đưa ra các “đòn” tâm lý khác nhau. Đảm bảo với những đứa trẻ dù thông minh, lanh lợi và không dễ dàng bị “dụ”, bạn vẫn có thể “qua mặt” con bằng đòn tâm lý nhẹ bẫng này. 9 bài học cha nên dạy con gái Thủ tướng Đài Loan và “tâm thư dạy con” hết sức tuyệt vời 7 lưu ý dạy con bảo vệ bản thân

Có một thực tế không thể phủ nhận, đó là trẻ em thời nay rất thông minh. Nhiều người lớn chúng ta chắc hẳn không dưới 1 lần đều thốt lên: “Sao con/cháu/em/bé khôn thế hả?” và có cùng suy nghĩ: “Ngày xưa tầm bằng tuổi nó, mình chẳng biết gì cả”. 

Đối phó với những đứa trẻ… thông minh cũng không hề dễ dàng đâu nhé. Bạn không thể “dụ” chúng hoặc đưa ra những lý do nửa vời, không thuyết phục. Cháu trai tôi mới chỉ hơn 3 tuổi, vì “hắn” ngồi xem phim hoạt hình quá nhiều, lo sợ ảnh hưởng đến thị lực của “hắn” nên tôi bí mật rút ổ cắm phía sau (tất nhiên là không cho “hắn” biết) và ra vẻ tiếc nuối: “Ôi, cúp điện rồi!”. Cháu tôi ban đầu giữ nguyên vẻ mặt tiếc nuối nhưng chỉ sau đó vài giây, “hắn” định thần lại và thấy quạt vẫn đang chạy, đèn vẫn đang chiếu sáng… “Hắn” liền quay sang vặn vẹo: “Sao cô nói cúp điện rồi mà quạt vẫn chạy, đèn vẫn sáng thế kia?” Tất nhiên tôi không thể thú nhận sự thật, cũng chẳng biết phải giải thích thế nào với “hắn”. Trường hợp đó tôi bị “đơ” toàn tập, tới giờ nghĩ lại vẫn thấy… xấu hổ.

Thế nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dù có thông minh cỡ nào, trẻ em vẫn bị phụ huynh “hạ gục” bởi những câu nói dưới đây:

Thay vì dạy con bằng đòn roi hãy dùng tâm lý để uốn con vào nếp 4

Trẻ con thời nay rất thông minh – Ảnh minh họa

Trẻ nhỏ: Đánh vào tâm lý hơn thua

Đối với đứa trẻ tầm 4 – 6 tuổi, đánh vào tâm lý hơn thua của trẻ là cách tốt nhất mẹ có thể khiến bé ngoan ngoãn nghe theo lời mình. Ví dụ khi bé lười ăn, thay vì cáu gắt mẹ chỉ cần “ra đòn” bằng một câu hỏi vu vơ: “Không biết ai có thể ăn hết đĩa trái cây này trong vòng 10 phút được nhỉ? Haiz, chắc chẳng có ai đâu…” Trẻ bị đánh vào tâm lý hơn thua sẽ tự động “ứng cử” và cố gắng giải quyết nỗi lo của mẹ trong vòng “một nốt nhạc”.

Trẻ lớn hơn: Đánh vào lòng tự trọng

Các bậc phụ huynh sẽ không thể nào “bắt ép” một cô bé, cậu bé 10 – 15 tuổi tự nguyện làm việc nhà nếu chỉ ép buộc la mắng. Thế nhưng nếu đánh vào lòng tự trọng của trẻ bằng những câu nói như “Mẹ nghĩ một chàng trai có vóc dáng cao to như con, cầm cây chổi quét nhà là điều không hề khó” (Chỉ có những người yếu ớt mới không nhấc nổi cây chổi) hoặc “Con gái của mẹ có khuôn mặt rất xinh đẹp, thế nhưng nếu ai tới chơi nhìn thấy góc học tập của con bừa bộn thế này, ắt hẳn sẽ rất buồn”.

Sử dụng tâm lý học không phải là một hành động xấu, bởi vì nó chỉ khích lệ chứ không hề làm tổn thương cảm xúc của trẻ. Tương tự như vậy, tùy vào từng trường hợp mẹ có thể đưa ra các “đòn” tâm lý khác nhau. Đảm bảo với những đứa trẻ dù thông minh, lanh lợi và không dễ dàng bị “dụ”, bạn vẫn có thể “qua mặt” con bằng đòn tâm lý nhẹ bẫng này.

Tags:

Bài viết liên quan