Aspirin
Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống loại thuốc có chứa Aspirin.(Ảnh minh họa)
Là một loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt thường được dùng mà không cần kê đơn còn được gọi với tên như acid acetyl salicylic, salicylate. Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không cho bé dưới 1 tuổi dùng loại thuốc này hay bất cứ loại thuốc nào có chứa thành phần này (trừ khi theo chỉ định điều trị của bác sĩ). Vì thuốc có chứa nhiều tác dụng phụ gây hại dạ dày, trẻ dễ bị hội chứng Reye- hội chứng não cấp và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng, nếu nặng có thể gây tử vong.
Hiện có hơn 200 loại thuốc chứa thành phần này gồm cả thuốc của trẻ em nên nếu cần thiết phải sử dụng các mẹ nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Thuốc kháng sinh nhóm aminozid
Đặc điểm chung của nhóm thuốc này là hầu như không hấp thụ qua đường tiêu hóa nhưng lại có độc tính chọn lọc với dây thần kinh VIII và thận mà tiêu biểu trong đó có thuốc Streptomycin. Độc tính của các loại thuốc trong nhóm kháng sinh này nếu dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ dễ gây bị điếc, ngừng hô hấp ở trẻ. Các loại sulfonamide có trong các loại thuốc này dễ gây vàng da, hại thận, nhiễm độc cho gan khi cho trẻ sử dụng.
Thuốc dạng viên nén, con nhộng
Uống thuốc con nhộng, viên nén làm trẻ dễ bị hóc, nghẹn thuốc. (Ảnh minh họa)
Dạng thuốc viên nén, con nhộng, thuốc nhai cần được bố mẹ lưu ý khi cho trẻ uông vì rất dễ khiến trẻ bị hóc, nghẹn, sặc ở họng và mũi hay khó hấp thu thuốc. Tình trạng nặng có thể khiến bé ngừng thở do khó khăn khi hô hấp khi bé bị nghẹn thuốc.
Nên để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ để tránh trẻ nuốt nhầm thuốc.
Thuốc chống dị ứng Histamine
Ngoài tác dụng chống dị ứng, Hastmine còn được dùng khi mất ngủ, say tàu xe, cảm, viêm da. Thuốc chống dị ứng có chứa nhiều kháng sinh histamine gây nhiều tác dụng phụ gây ức chế thần kinh trung ương, gây mệt mỏi ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ, không tốt cho sức khỏe của bé. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị dị ứng bố mẹ không tự ý mua thuốc cho bé uống.
Thuốc chứa Acetaminophen
Acetaminophen có trong một số loại thuốc giúp giảm sốt và đau thường thấy của trẻ hay có một số loại có công dụng tương tự Acetaminophen, cùng là loại thuốc nhưng có tên gọi khác vì vậy nên thận trọng khi dùng kết hợp các loại thuốc để tránh làm tăng liều lượng mà bé hấp thụ vào cơ thể gây ra phản ứng phụ, sốc thuốc.
Thuốc không kê đơn
Thường khi trẻ có dấu hiệu “ốm” nhẹ, bố mẹ sẽ cho bé uống thuốc “phòng” theo kinh nghiệm bản thân, một số loại thuốc thường hay dùng hay ra nói một số triệu chứng cho dược sỹ và mua thuốc. nhưng đó lại là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, thậm chí gây ngộ độc thuốc, phản ứng phụ khi dùng không đúng bệnh và với liều lượng không phù hợp.
Thuốc gây nôn (Ipecac)
Không cho trẻ dùng thuốc gây nôn khi chưa có sự chỉ định của bac sĩ. (Ảnh minh họa)
Loại siro gây nôn này thường được dùng trong trường hợp trẻ bị ngộ độc, bị hóc hoặc ngăn ngộ độc qua đường tiêu hóa nhưng nó khiến trẻ buồn nôn, nôn nhiều, gây mất nước làm trẻ không thể ăn uống không tốt cho sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ nôn liên tục.
Kháng sinh Cloramphenicol
Cloramphenicol là loại thuốc ức chế vi khuẩn phát triển, dùng trong điều trị nhiễm trùng mắt, da nhưng nếu cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ gây “hội chứng xanh xám”- trẻ bị tái xanh, trụy tim dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nó còn gây thiếu máu, ngộ độc cho tủy xương,…nếu cho trẻ dùng lâu dài.
Thuốc chống buồn nôn
Trẻ buồn nôn khi ăn, uống khá là bình thường trong giai đoạn này (trừ khi trẻ nôn quá nhiều cần đưa trẻ đi khám) nên bố mẹ không quá lo lắng mà cho trẻ dùng thuốc chống nôn. Trong thuốc chống nôn có chứa nhiều kháng sinh có thể khiến trẻ bị ù tai, đi ngoài ra máu…do vậy cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và cho bé uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.