Mẹ&Con- Bơi lội là bộ môn thể thao mà ba mẹ thường lựa chọn cho con trong những ngày hè nắng nóng. Đi bơi mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như tăng trưởng chiều cao, giảm cân cho trẻ bị béo phì,…Thế nhưng, nước hồ bơi chứa nhiều vi khuẩn và kí sinh trùng khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm và một số bệnh nguy hiểm khác. Cẩm nang đi bơi cho mẹ bầu 3 sai lầm khi chăm bé tiêu chảy 5 cách khôi phục lại niềm tin trong hôn nhân

Bệnh về mắt

deo-kinh

Đeo kính khi đi bơi để bảo vệ mắt cho bé. (Ảnh minh họa)

Nước hồ bơi được xứ lý bằng hóa chất, tập trung nhiều vi khuẩn. Trong đó, có vi khuẩn chlamydia là tác nhân chính gây ra bệnh viêm kết mạc ở trẻ. Dấu hiệu của bệnh là mắt bị đỏ, nước mắt chảy nhiều, mắt bị cộm lên giống như có vật lạ đang ở trong mắt và nhức mắt dữ dội khi có ánh sáng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ bị rối loạn thị giác.

Ngoài bệnh viêm kết mạc, cho trẻ đi bơi trong môi trường nước không được đảm bảo vệ sinh cũng là cơ hội làm gia tăng các bệnh lây nhiễm về mắt như đau mắt đỏ, đau mắt hột.

Các mẹ nên chọn những bể bơi đảm bảo an toàn, đeo kính bảo vệ mắt và rửa mắt bằng nước muối sinh lý sau khi bơi cho trẻ.

Lưu ý: Để nhận biết được hồ bơi có hoàn toàn sạch sẽ hay không thì ba mẹ nên lựa chọn những bể bơi không có mùi kể cả mùi clo. Bởi mùi clo  chính là chất Chloramines, sản phẩm kết hợp giữa clo và vi khuẩn, nước tiểu, mồ hôi.

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang

boi-loi

Khi bé có dấu hiệu bị viêm mũi di ứng thì đưa đến bác sỹ để được tư vấn. (Ảnh minh họa)

Hồ bơi sử dụng một lượng chất khử trùng lớn nên mũi dễ bị di ứng, gây viêm xoang. Trẻ bị viêm xoang thường có các triệu chứng như chảy nước mũi, nhầy mủ, nghẹt mũi, sốt kèm theo ho. Ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng lâu dài.

Viêm da do nhiễm khuẩn

di-ung

Hồ bơi không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ dễ bị viêm da, mẩn ngứa. (Ảnh minh họa)

Sử dụng hàm lượng clo cao để khử trùng, làm xanh nước bể bơi là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về da ở trẻ. Vi khuẩn trong bể bơi dễ dàng xâm nhập cơ thể qua các vết thương nhỏ trên da, gây viêm da, sưng nề hoặc thậm chí hóa thành mủ. Ngoài ra, bé có thể lây nhiễm bệnh ngoài da từ những người bị bệnh bơi chung với bé, để bé bơi dưới ánh nắng sẽ làm da bé bị đen, sạm da, bỏng da.

Tiêu chảy

Nguồn nước trong bể bơi là điều kiện cho ký sinh trùng tiêu chảy Cryptosporidium phát triển. Mầm bệnh này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ trước khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh cho bé. Tuyệt đối không cho bé đi bơi trong thời gian bé vẫn còn bị tiêu chảy, để tránh truyền bệnh cho người khác.

Viêm tai giữa, viêm tai ngoài

Trẻ bị viêm tai giữa thường bị sốt, sau đó xuất hiện chảy mủ, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu đó thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng  để được thăm khám.

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa thường sống trong môi trường nước bẩn, là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài. Khi bị nhiễm trùng tai ngoài, tai thường bị ngứa và viêm đỏ, thỉnh thoảng có mủ chảy ra.

Trẻ bị ho

Do các chất hóa học được sử dụng nhiều trong bể bơi, nếu thấy bé khó thở, ho nhiều thì mẹ nên hạn chế cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng.

Bệnh phụ khoa

Hồ bơi là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng viêm nấm, viêm đường sinh dục ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.

Tags:

Bài viết liên quan