Mẹ&Con- Khi cơ thể của bé sơ sinh còn rất yếu, chưa biết nói nên ba mẹ thường xuyên gặp khó khăn trong việc phát hiện bé có bị bệnh nặng hay không. Khi trở thành ba mẹ cũng có nghĩa là bạn phải kiêm luôn vai trò “bác sỹ” cho con, vì vậy các mẹ cần “bỏ túi” cho mình những kỹ năng phát hiện các dấu hiệu triệu chứng để có cách xử lý kịp thời cho bé và tránh được những ảnh hưởng xấu sau này. Đối phó với bệnh lý tiêu hóa ở trẻ - Truyền Hình Làm Mẹ Phương pháp sơ cứu khi con chảy máu cam Cẩn thận bệnh điếc ở trẻ em

Những dấu hiệu bé sơ sinh bị bệnh nặng

Sốt

Bé thường xuyên bị sốt, thông thường là do phản ứng của trẻ với một bệnh nhiễm trùng nào đó. Nếu con bạn dưới 2 tháng tuổi, nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C hoặc khi bé bị sốt kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hay đốm nhỏ thì cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời. Vì đó có thể là dấu hiệu của những loại bệnh nguy hiểm như bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu.

Đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C thì mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, chăm sóc và theo dõi tình trạng bệnh. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc mà bé vẫn không hạ sốt thì đưa bé đến bác sỹ để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

sot-cao

Nếu bé bị sốt cao kèm theo những triệu chứng bất thường thì đưa bé đến bệnh viện. (Ảnh minh họa).

Khóc bất thường

Khi bé khóc không dứt và tiếng khóc lớn hơn bình thường, kèm theo sốt thì bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức, vì đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng. Theo các chuyên gia, ba mẹ nên tin vào linh cảm của mình nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trong tiếng khóc của con để có cách ứng phó kịp thời.

be-khoc

Khi bé khóc dai dẳng  không dứt thì mẹ nên chú ý đến sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa).

Bé bị khó thở, khò khè

Trẻ bị khò khè khi thở ra, thở nhanh hơn so với bình thường (thở trên 60 lần trong một phút) hoặc môi của trẻ bị tím tái, đó có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan về đường hô hấp. Bệnh hen suyễn hoặc nhiễm virus viêm phổi khiến trẻ không có đủ oxy để thở, cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.

Mất nước

Theo các chuyên gia, đối với trẻ sơ sinh mỗi ngày phải thay tã từ 6 đến 8 lần. Trường hợp trẻ tè ít hoặc tè nhưng không ướt tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị mất nước.

Ngoài ra, nếu thấy môi trẻ bị khô, người đờ đẫn, mắt trũng cũng có thể trẻ bị thiếu nước. Lúc này, mẹ nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung chất điện giải (Orezol), không nên cho trẻ uống nước thường vì sẽ làm giảm hàm lượng Natri gây hiện tượng co giật. Còn khi bị mất nước nhiều thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi.

Tiêu chảy kéo dài

so-sinh

Khi phát hiện bé sơ sinh có những triệu chứng lạ nên đưa bé đến bác sỹ để thăm khám kịp thời. (Ảnh minh họa).

Tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên khi tình trạng tiêu chảy kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng nặng và cơ thể bị mất nước. Mẹ cũng nên chú ý trong phân của trẻ có máu hay không, để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, mẹ nên bổ sung muối khoáng bằng cách cho trẻ uống nước hoặc bú sữa mẹ, và đưa con đến gặp bác sỹ.

Vàng da

Vàng da bệnh lý ở bé sơ sinh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi thấy bé bị vàng da kèm theo bỏ bú, bú kém hoặc bị co giật thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ. Trường hợp này mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn để đào thải chất bilirubin, đó là chất có sắc tố màu vàng, chính là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ.

Nôn mửa

Bị nôn cũng là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh, nếu bị ói mửa chỉ 1 hoặc 2 lần thì mẹ có thể yên tâm vì không nghiêm trọng lắm. Nhưng nếu bị nôn mửa thường xuyên, khi nôn có màu xanh hoặc có máu khi nôn thì nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.

Tags:

Bài viết liên quan