Mẹ&Con - Gia đình bạn mới chuyển nhà, hàng xóm mới rất thân thiện nên hai bé nhà bạn thích chạy nhảy khắp nơi. Nhưng mọi thứ đều “mới”, làm thế nào để bạn trang bị cho con những kỹ năng đối phó với người lạ và phân biệt cho bé biết người này tốt, người kia xấu? Cùng tham khảo nhiều tuyệt chiêu hay trong bài viết này nhé Anh Chánh Văn - Hoàng Anh Tú chia sẻ kinh nghiệm dạy con ứng xử khôn ngoan trước người lạ Sự thật đằng sau bức ảnh nghe nhịp tim 'người lạ' là câu chuyện cảm động lòng người Sắp thi hành án, cha viết thư nhờ người lạ chăm sóc con

Gia đình tôi mới chuyển nhà đến khu dân cư ở một vùng ngoại thành. Hàng xóm ở đây khá nhiệt tình, hay qua lại hỏi thăm nên hai con của tôi – bé 7 tuổi và 3 tuổi rất thích chạy qua nhà người này người kia chơi. Nhưng dạo gần đây tôi hay nghe thông tin trẻ con bị bắt cóc không rõ nguyên nhân nên rất lo sợ.  Tôi cũng không thể “giam lỏng” các con trong nhà hay đóng cửa kín mít cả ngày được. Làm thế nào để tôi trang bị cho hai con những kỹ năng đối phó với người lạ và phân biệt cho bé biết người này tốt, người kia xấu? Xin cám ơn!

Bảo Ngọc (Q.5)  

 Chiêu hay giúp mẹ trang bị cho con những kỹ năng đối phó với người lạ 4

Hướng dẫn cho trẻ kỹ năng nhận diện và ứng phó trước những tình huống nguy hiểm là điều cần thiết hơn bao giờ hết để trẻ có thể biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi không có người lớn kề cạnh và cả trong quá trình sinh hoạt khi trưởng thành. Tuy nhiên, với những trẻ từ 3 – 7 tuổi như trường hợp của bạn thì bên cạnh việc hướng dẫn, trang bị cho trẻ những kỹ năng ứng phó với người lạ, bản thân phụ huynh vẫn nên theo sát con trẻ để có cách xử lý thích hợp. Gia đình không nên “giam lỏng” con, song cũng không nên để trẻ thoải mái, muốn chạy chơi mọi lúc mọi nơi. Bạn chỉ cho trẻ ra ngoài chơi khi chắc chắn trong gia đình có người rảnh rỗi để đi cùng trẻ hoặc trong nhóm trẻ chơi có ít nhất một người lớn ( người nhà, hàng xóm thân cận, đáng tin cậy) đi kèm đề phòng mọi “sự cố” mà trẻ chưa biết cách tránh né.

Về việc trang bị kỹ năng cho con trẻ, trước tiên chính bản thân quý phụ huynh không nên quá kỳ vọng rằng trẻ có thể nhớ và thực hành tốt mọi điều mình dạy bởi trẻ con vẫn mãi là trẻ con, thấy quà bánh, đồ chơi hoặc những lời dụ dỗ ngon ngọt thì bao nhiêu kỹ năng phòng vệ cũng đều bị lãng quên hết. Song song đó, những kỹ năng, kiến thức này cần được củng cố hàng ngày, hàng năm để trẻ nhớ và thuộc nằm lòng vì với trẻ nhỏ, trí nhớ ngắn hạn phát triển mạnh hơn trí nhớ dài hạn nên “mỗi ngày mỗi nhắc, mỗi tình huống mỗi phân tích” là điều rất cần thiết:

1. Hãy dạy trẻ nói “không” với quà bánh, tiền bạc và những lời rủ rê của người lạ. “Người lạ” nên được giải thích cụ thể với trẻ là những người trẻ chưa từng gặp bố mẹ trước đó, không được bố mẹ giới thiệu với trẻ…

2. Hãy dạy trẻ có thói quen chia sẻ những câu chuyện mà trẻ gặp thường ngày, từ đó phân tích cho trẻ biết đâu là câu chuyện an toàn, đâu là những tình huống có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm…

3. Trẻ phải uôn xin phép bố mẹ trước khi sang nhà hàng xóm chơi, chơi tới mấy giờ thì về và chơi ở khu vực nào.

4. Hãy cùng trẻ xem những phóng sự mô phỏng các tình huống thiếu an toàn với trẻ khi không ở gần bố mẹ, khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của con để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ trong những tình huống tương tự nếu gặp phải.

5. Hãy “giới hạn những người tin cậy” cho trẻ biết, đó chính là: Cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị trong gia đình. Nếu có bất kỳ ai khác đề nghị chở trẻ đi đâu, làm gì thì hãy nói “không”, bỏ chạy và tìm đến những người tin cậy để nói lại việc vừa xảy ra.

 Theo sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung (Trung tâm Đào tạo Kỹ năng sống Ý Tưởng Việt)

Tags:

Bài viết liên quan