Theo Gregory Stores – vị giáo sư lừng danh tại trường Đại học Oxford (Anh) thì một phần tư trẻ em đến tuổi đi học có khả năng gặp vấn đề với giấc ngủ vào ban đêm như lo lắng trằn trọc, ngáy hay thậm chí cả mộng du. Thiếu ngủ dẫn đến suy giảm trí nhớ, khó tập trung, hay cáu gắt… Vậy làm thế nào để giúp bé có một giấc ngủ tốt hơn? Cùng Mẹ&Con tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Các vấn đều thường gặp trong giấc ngủ
1. Ngưng thở khi ngủ
Bé bỗng dưng ngưng thở khi ngủ không phải là trường hợp hiếm – Ảnh minh họa
Rất nhiều trẻ em mắc phải trường hợp này, ngưng thở một thời gian ngắn trong giấc ngủ và chia làm nhiều lần mỗi đêm. Điều này gián tiếp cho thấy chúng đang có vấn đề về học tập (có thể là áp lực bài vở, thi cử) hoặc amidan quá khổ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân phụ khác như viêm xoang mãn tính, béo phì… Nếu để lâu, nguy cơ bị huyết áp cao sau này của bé là rất lớn.
Làm thế nào để phát hiện ra bé ngừng thở khi ngủ: Thường thì khi mới bắt đầu giấc ngủ, chúng sẽ thở to hoặc ngáy thành tiếng.
Ngăn chặn bằng cách nào? Bạn hãy đưa bé tới các bác sĩ nhi khoa để được chuẩn đoán và điều trị bằng những phương thức hợp lý như cung cấp thuốc viêm xoang, thực đơn chế độ giảm cân hợp lý, loại bỏ amiđan vòm họng…
2. Trằn trọc
Trẻ em cũng trằn trọc trước khi đi ngủ như người lớn đấy nhé – Ảnh minh họa
Không chỉ người lớn mới loay hoay, trằn trọc với giấc ngủ đâu nhé, rất nhiều trẻ em trước khi rơi vào giấc ngủ cũng trằn trọc một thời gian dài đấy. Điều này có thể vì do áp lực học hành hay điều gì đó trong cuộc sống làm cho bé bị ám ảnh (ví dụ như kẻ trộm, cháy nhà…).
Làm thế nào để phát hiện ra bé trằn trọc: Dù mệt mỏi sau một chuyến đi dài hay kiệt sức với trận đá banh hồi chiều cùng đám bạn, rất muốn ngủ nhưng leo lên giường rồi mà bé vẫn không chịu nhắm mắt, trở mình qua lại nhiều lần và đầu óc thì suy nghĩ linh tinh…
Ngăn chặn bằng cách nào? Ba mẹ hãy tập cho con thói quen ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ. Cố gắng đừng trách mắng khi chúng không chịu nhắm mắt lại ngủ ngay, thay vào đó hãy khuyến khích bé xem tranh, đọc các mẩu truyện vui trên tạp chí sẽ dễ dàng giúp chúng xao nhãng nỗi sợ hãi đang gặp phải. Trẻ em trên 5 tuổi dễ dàng bị cuốn hút bởi những phần thưởng, đại loại như: “Nếu con ngủ ngoan sáng mai mẽ sẽ làm món trứng ốp la mà con yêu thích”… Nếu tình trạng vẫn không cải thiện là bao, hãy đưa bé tới gặp các bác sĩ nhi khoa.
3. Mất ngủ
Bé mất ngủ – Ảnh minh họa
Lại là một vấn đề thường gặp không chỉ riêng người lớn mới mắc phải. Các nhà nghiên cứu ở New Zealand đã theo dõi một số trẻ em ở độ tuổi lên 7 và nhận thấy rằng với mỗi giờ không chịu hoạt động, chúng sẽ phải mất thêm khoảng 3 phút so với những trẻ em khác để rơi vào giấc ngủ. “Tập thể dục sản xuất hóa chất não thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn” – Bác sĩ, giáo sư nhi khoa lâm sàng Shahriar thuộc Đại học Miami giải thích.
Làm thế nào để phát hiện ra nếu bé bị mất ngủ: Ngoài giờ học ra về tới nhà là bé chỉ “cắm đầu” vào máy tính hoặc ti vi, không chịu tập thể dục…
Ngăn chặn bằng cách nào? Khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoài trời, không sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ 30 – 40 phút cũng như đặt chúng ở một nơi xa cách giường ngủ vì ánh sáng của màn hình điện thoại hoặc máy tính có thể làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.
4. Thức giấc giữa chừng
Bé có thể thức giấc giữa chừng bất cứ lúc nào trong khi ngủ – Ảnh minh họa
Bất cứ một vấn đề vật lý nào đó như rối loạn dạ dày, căng thẳng cơ bắp cũng có thể đánh thức bé dậy giữa chừng nhưng thủ phạm phổ biến nhất vẫn là hen suyễn và dị ứng. Vào ban ngày, căn bệnh quái ác này có thể không “ra mặt” nhưng vào ban đêm chúng sẽ quậy phá giấc ngủ của bé do viêm đường hô hấp, gia tăng và thu hẹp.
Làm thế nào để phát hiện ra nếu bé hay thức giấc giữa chừng? Mặc dù đã đi ngủ ở một khung giờ hợp lý nhưng sáng hôm sau bé vẫn uể oải hoặc ngủ gà ngủ gật, mắt sưng húp, chảy nước mũi. Ngoài ra chúng còn thường thở khò khè vào ban đêm.
Ngăn chặn bằng cách nào? Hãy đưa bé tới gặp các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn tốt nhất về những loại thuốc chuyên chữa trị suyễn, viêm xoang, thư giãn phế quản…
5. Mộng du
Bé gái mộng du đi lạc gần 5km – Ảnh minh họa
“Từ 20 đến 40 % trẻ em ở tuổi đi học đôi khi bị mộng du” – Bác sĩ Karen Ballaban-Gil hiện đang làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng Montefiore ở thành phố New York (Mỹ) cho biết. Nguyên nhân chính là do “trục trặc” ở quá trình chuyển đổi giấc ngủ không đầy đủ.
Làm thế nào để phát hiện ra khi bé bị mộng du: Thông thường mộng du xảy ra vài giờ đầu tiên sau khi đi ngủ, bé sẽ đi lại trong nhà hồn nhiên như khi tỉnh giấc.
Ngăn chặn bằng cách nào? Nếu tận mắt chứng kiến con mình bị mộng du, hãy nhẹ nhàng hướng sẫn bé quay trở lại giường ngủ. Bạn cũng có thể đánh thức bé nhưng cách này khá khó khăn. Ngoài ra nếu bé ngủ riêng ba mẹ có thể khóa trái cửa, phòng khi bé không kiểm soát được bản thân chạy ra khỏi nhà. Nếu mộng du xảy ra thường xuyên, hãy đưa bé tới gặp các bác sĩ nhi khoa để có phương hướng chữa trị tốt nhất.
Những cách để bắt đầu một giấc ngủ tuyệt vời
Nói không với các chất kích thích: Trẻ em không uống cà phê nhưng hàm lượng caffeine lại có rất nhiều trong kẹo sô cô la và nước ngọt. Nếu con bạn đang gặp phải một trong những tình huống về giấc ngủ trên, hãy nói không với kẹo và nước ngọt vào buổi tối nhé!
Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định: Khi đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định, đồng hồ sinh học cơ thể sẽ quen thời gian biểu này khiến bé dễ dàng ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Hạn chế các thiết bị công nghệ: Ánh sáng xanh của màn hình điện thoại hoặc máy tính rất nguy hiểm, chúng có thể rút ngắn độ sâu của giấc ngủ một cách dễ dàng, vì vậy hãy “tịch thu” các thiết bị công nghệ này và để chúng ra xa khỏi giường ngủ của bé yêu.
Bỏ qua các bộ phim đáng sợ. Không chỉ kích động, những bộ phim ma quỷ rùng rợn còn khiến bé lo lắng, sợ hãi dẫn đến miên man trong những các mộng kinh hoàng. Hãy khuyên con tắt ti vi, tránh xa chúng nếu muốn có một giấc ngủ ngon lành, mẹ nhé!
Thư giãn trước khi ngủ: Tắm trước khi đi ngủ cũng là một giải pháp hay vì chúng giúp các dây thần kinh được thư giãn. Ngoài ra bé có thể đọc sách, truyện cũng rất dễ chìm vào giấc ngủ và không hề gặp bất cứ khó khăn gì.
Theo Parenting