Mẹ&Con - Nhiều gia đình hiện nay vì chỉ có từ 1 đến 2 con nên khá là cưng chiều con cái, để con có được cuộc sống êm ả thì không ít cha mẹ đã làm hết việc nhà để con học, sẵn sàng mua đồ chơi để dụ con đang quấy khóc… Điều đó chỉ khiến bé được voi đòi tiên mà không hề nghĩ gì đến công sức lao động của cha mẹ... Thói quen giáo dục của ba mẹ ảnh hưởng đến con cái như thế nào? Gợi ý 9 phương pháp giáo dục con theo xu thế mới Nuôi con nửa tây nửa ta, mẹ điên đầu con chẳng giống ai

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn được sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc, và có lẽ không ai trong chúng ta chưa một lần cảm thấy mặc cảm, tự ti khi nhìn một số bạn khác có cha mẹ có chức vị cao, hay gia đình có điều kiện. Thế nên, việc bé nhà bạn cảm thấy xấu hổ khi nói về cha mẹ mình cho những bạn khác biết, nhất là bé rất ngại nói về nghề nghiệp của cha mẹ thì cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố dẫn đến việc bé xem thường cha mẹ và có những hành động ngỗ ngược và hành động đó của bé khiến mẹ cứ đau đáu mãi.

Chị Thanh (Quận 1) chia sẻ: Bé nhà tôi được 6 tuổi, mới học lớp 1 thôi! Nhưng vì bé rất lanh lợi nên tiếp xúc với nhiều bạn khác nhau, từ đó bé biết được có một số bạn có gia cảnh và cuộc sống tốt, tiện nghi hơn mình nên sinh ra tính ganh đua với bạn rồi về nhà vòi tiền mẹ mua cái này cái kia. Vì vợ chồng tôi thu nhập không cao nên không thể chiều con như vậy nên tôi đã cự tuyệt đòi hỏi của bé. Thấy thế bé liền nổi giận rồi trốn vào một góc nào đó và khóc nức nở, bé còn nói “Con xui lắm mới làm con của ba mẹ!”. Thật sự sau khi nghe xong tôi cảm thấy buồn lắm nhưng cũng chẳng biết phải an ủi con thế nào.

Làm gì khi con cái xem thường cha mẹ? 5

Lên 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết “cãi lại” ba mẹ – Ảnh minh họa

Chị Lan (Quận 3) chia sẻ: Nhà tôi có 3 bé, gia đình cũng không khá giả mấy, nhưng cả 3 đứa con tôi đều ngoan và rất chịu khó, 2 đứa lớn dù mới học cấp 2 nhưng đã biết đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tôi còn nghĩ mình quả là người mẹ hạnh phúc. Thật ra, điều gì cũng có bí quyết của nó hết, ngay từ khi mấy đứa con tôi còn nhỏ là tôi đã tập cho bé thói quen sống độc lập, về nhà thì phụ tôi làm bếp và bán hàng. Nhờ vậy, các con rất quý đồng tiền và hiểu được giá trị của sức lao động. Muốn dư giả và hưởng thụ về sau thì phải biết năng động và cật lực lao động ngay từ bây giờ. Chính vì thế, các con cũng ít khi ghen ghén với bạn hay coi thường tôi vì bé hiểu bạn bè của mình sung sướng là nhờ cha mẹ bạn đã lao động, vì vậy các bé rất có ý thức để sống và học tập với mục đích vun vén tương lai của bản thân mình sau này. Và tôi càng hạnh phúc hơn khi bé nào cũng nói với tôi rằng: “Sau này mẹ ở với con nha! Vì con sẽ nuôi mẹ”

Đương nhiên là bé chẳng có quyền gì để nạt nộ cha mẹ khi bị cha mẹ mắng cả. Tuy vậy, chỉ vì quyền được làm cha mẹ mà bạn sẵn sàng nạt nộ hay la mắng khi con vòi vĩnh chỉ khiến bé càng thêm sợ mà không nể nang bạn. Bé vẫn sẽ thèm muốn những gì người khác có và coi thường cha mẹ vì thấy bạn và ông xã không thể cho được bé những gì bé muốn. Và bé càng sợ sệt khi tiếp xúc với người khác hơn khi bé bị la mắng hay bị bạo hành ở nhà. Điều đó sẽ không tốt cho cả cha mẹ và bé. Thế nên điều mà những người lớn chúng ta cần làm là phải dạy dỗ sao cho con có ý thức, không những là hiểu được những nổi khổ của cha mẹ mà còn phải tự biết lao động, hiểu được giá trị của sức lao động… Từ đó bé sẽ thấy thương cha mẹ mình hơn và không còn coi thường cha mẹ nữa.

Làm gì khi con cái xem thường cha mẹ? 6

Tính cách của con trẻ sau này phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy dỗ của ba mẹ – Ảnh minh họa

Dạy con từ những bước cơ bản:

1/ Tập cho con thói quen độc lập

Nhiều gia đình hiện nay vì chỉ có từ 1 đến 2 con nên khá là cưng chiều con cái, để con có được cuộc sống êm ả thì không ít cha mẹ đã làm hết việc nhà để con học, sẵn sàng mua đồ chơi để dụ con đang quấy khóc… Điều đó chỉ khiến bé được voi đòi tiên mà không hề nghĩ gì đến công sức lao động của cha mẹ. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn cần tập cho bé thói quen làm việc nhà. Tuổi nhỏ thì tự biết gấp chăn, chiếu,… sau khi ngủ dậy. Bé lớn thêm chút nữa thì dạy bé rửa chén và lau nhà…

2/ Tập tính tiết kiệm

Để đầu tư cho tương lai, ngay cả người lớn chúng ta cũng cần tiết kiệm để có được một khoản kha khá chi cho những mục tiêu lớn mai này. Vì thế, bạn cũng cần tập cho bé thói quen tiết kiệm để bé thấy được: Muốn có được vật chất cần phải biết tiết kiệm. Thêm vào đó, nếu là bé gái, mẹ có thể dạy bé cách chơi búp bê như: muốn thay tã cho búp bê cần phải mua tã, muốn cho búp bê bú sữa thì cần phải bỏ tiền ra mua sữa… Những lúc chơi cùng con mẹ đã truyền đạt cho bé hiểu rằng, việc nuôi nấng bé còn khó nhọc hơn việc bé “tìm cách” mua sữa, tã cho búp bê. Từ đó, bé sẽ hiểu ra vấn đề mà không vòi cha mẹ mua sắm này nọ cho mình nữa.

3/ Dạy bé cách giao tiếp

Ai trong chúng ta cũng cần có nhiều mối quan hệ, thì đối với trẻ cũng vậy. Bé không chỉ cần phải học trên sách vở ở nhà trường mà bé cũng cần rèn luyện khả năng giao tiếp ở môi trường công cộng. Như vậy, bé sẽ có thêm được nhiều hiểu biết khi tiếp xúc với những người thuộc tầng lớp khác nhau sẽ tự ý thức được những vất vả của cha mẹ khi nuôi con. Thêm vào đó, mẹ cũng cần dạy bé cách giao tiếp với đúng người, tránh nói chuyện với những người xấu có nguy cơ làm hại bé. Đây thực sự là một quá trình dài nên rất cần sự chịu khó từ cha mẹ khi huấn luyện con giao tiếp với xã hội bên ngoài.

4/ Làm gương cho con

Thông thường, trẻ con chính là “bản sao” từ một người lớn khác, nhất là cha mẹ bé, người ta thường nói “Hổ phụ sinh hổ tử” hay “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là như vậy. Khi bạn có lời nói, thái độ và hành động không lễ phép với người lớn tuổi thì chắc chắn rằng bé cũng sẽ bắt chước mà không cần lí do. Nếu trong gia đình mà người lớn tỏ ý ganh ghét nhau, vòi vĩnh ông bà thế này thế kia thì có lẽ không hy vọng gì các bé nhỏ sẽ khác hơn được.

5/ Tập thói quen đọc sách cho con

Hãy lựa cho con bạn những cuốn sách dạy về nhân sinh, lẽ sống ở đời, bằng cách đó bạn ngầm giáo dục tính cách và đạo đức của con, không để cho tình trạng bé coi thường cha mẹ mà tỏ ra hỗn hào, quấy khóc… Thêm vào đó, bạn có thể mua nhiều sách về cách thức dạy con làm giàu cũng rất hữu ích cho trẻ. Trẻ sẽ tự tìm tòi cách kiếm tiền, sử dụng tiền và tiết kiệm tiền để phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Đây cũng là lúc mẹ thể hiện bản lĩnh dạy con của mình. Chinh phục bé bằng trí tuệ đó là cách dạy con khôn khéo nhất của bậc làm cha làm mẹ đấy!

Mẹ ”tung chiêu” khi con thích đòi hỏi

Khi bé chuẩn bị vòi vĩnh mẹ thì mẹ chỉ cần:

1. Nhắc khéo con

Bạn có thể nói bâng quơ với chồng bạn rằng “Sao bé My nhà bên ngoan thế nhỉ, đi học về là phụ mẹ chăm em, lại chẳng bao giờ đòi hỏi mẹ phải mua này mua kia”.

2. Giả bộ làm “nai”

Bạn có thể giả vờ tâm sự với hàng xóm hay ai đó, nhưng phải là cố tình cho bé nghe thấy “Tôi thấy buồn quá, cũng biết con mình không được đầy đủ như ai, tôi cũng muốn sắm sửa cho con nhiều thứ nhưng thực tình là tôi không có đủ khả năng”. Và sau màn “khóc như mưa” ấy sẽ khiến bé cảm thấy có lỗi với mẹ ngay.

3. Khích lệ con

Bạn có thể không sắm sửa được nhiều như ý con mong muốn, nhưng bạn cũng cần dùng một phần quà nho nhỏ để khích lệ bé học tập như: “Kỳ này mà con được học sinh giỏi, mẹ cho con đi chơi Vũng Tàu 2 ngày 2 đêm luôn nhé!”. Rồi bạn sẽ thấy ngay hiệu quả thôi. Nhưng mẹ nhớ phải giữ đúng lời hứa nha.

Tags:

Bài viết liên quan