Thực chất, không có bất kỳ công thức đặc biệt nào giúp “đánh gục” cảm lạnh thông thường mà bạn chỉ có thể can thiệp với từng tình huống cụ thể tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Hãy cùng xem bạn có từng áp dụng những giải pháp dưới đây và sự thật đúng sai của chúng thế nào nhé!
Phương pháp 1: Khi bị sổ mũi, nên nhỏ vài giọt nước ép nha đam (lô hội) hoặc sữa mẹ vào mũi của bé.
Sai: Mặc dù dân gian thường sử dụng cà rốt, nước ép nha đam, hành tây và nước ép tỏi để giảm triệu chứng chảy nước mũi nhưng các biện pháp này thực sự không phù hợp để áp dụng cho trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ dùng theo những cách này, triệu chứng không giảm mà có thể gây kích ứng màng nhầy của mũi. Một thông tin khác cho rằng sữa mẹ có thể chữa sổ mũi. Tuy nhiên, nó chỉ đơn giản làm dày chất nhầy trong mũi của trẻ. Theo các bác sĩ, tốt nhất là nên rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước biển chuyên dụng hoặc dung dịch nước muối sinh lý sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Phương pháp 2: Mật ong pha với sữa nóng sẽ giúp bé hết ho và giảm đau họng
Sai: Đây là một trong những lời đồn đoán phổ biến. Cho đến khi những đặc tính chữa bệnh của mật ong được khoa học công nhận thì ngay hiện tại, bạn nên biết rằng nhiệt không chỉ vô hiệu hóa các tác dụng của mật ong mà còn làm cho nó trở nên độc hại. Tốt nhất nên pha mật ong với nước vừa đủ ấm hoặc chỉ đơn giản là cho bé uống một muỗng mật ong. Ngoài ra, trẻ đang bệnh cũng rất khó tiêu hóa hết dinh dưỡng trong sữa nên chỉ dùng hạn chế. Thay vào đó, nên cho bé dùng nước nấu từ lá mâm xôi, cây xô thơm hay húng tây.
Phương pháp 3: Chà rượu hoặc giấm khi trẻ sốt
Sai: Rất nhiều bà mẹ dùng cách chữa dân gian này để hạ sốt cho con. Thực ra, chỉ riêng mùi của giấm và rượu cũng có thể gây kích ứng cho con. Chưa kể những chất này có thể qua da, đi vào máu, ảnh hưởng đến đường hô hấp và làm cho trẻ say. Cách tốt nhất hiện nay vẫn là nên chườm nóng cho trẻ.
Phương pháp 4: Khi thân nhiệt tăng phải hạ sốt ngay lập tức
Sai: Tăng thân nhiệt thực chất là vũ khí hiệu quả nhất mà hệ thống miễn dịch sử dụng để chống lại virus gây bệnh. Chỉ khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 độ, bạn làm mát cũng chưa muộn. Hãy cởi hết quần áo của trẻ và đặt bé ở nơi thoáng mát. Nếu bé hơn 3 tuổi, bạn dùng một miếng gạc ướt hoặc khăn giấy chườm vào trán, lưng, bẹn hoặc bụng. Nếu bé sốt quá cao có thể dùng thuốc để giảm sốt nhằm tránh nguy hiểm cho trẻ. Sau khi hạ sốt, nên tiếp tục theo dõi bệnh tình của trẻ và cho bé đến bệnh viện ngay nếu không hạ sốt sau 24 tiếng.
Phương pháp 5: Cho trẻ dùng kháng sinh khi bị cảm lạnh thông thường để ngăn bệnh nặng hơn.
Sai: Cảm lạnh là do virus. Vì thế, nếu bạn vội vàng để điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh mà không tiêu diệt virus, bạn có thể vô tình làm trẻ bệnh nặng hơn và kéo dài thêm thời gian phục hồi. Thông thường, các bệnh cảm đều có những triệu chứng tương tự, nhưng chúng thực sự rất khác nhau. Đầu tiên, hãy cho bé đến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe. Họ sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng bệnh cho bé để tránh dùng thuốc kháng sinh tùy tiện.
Phương pháp phòng tránh cảm:
- Luôn luôn thông gió cho các phòng ốc
- Làm sạch mũi của trẻ với một bình phun chuyên dụng để ngừa virus và vi khuẩn
- Nhỏ một giọt tinh dầu trà vào gối của con cũng có tác dụng phòng chống bệnh rất tốt
Theo camelia