Mẹ&Con – Không ít người cho rằng “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” là một sự thật không thể thay đổi. Thế nhưng, tính cách được vốn có của mỗi bé vẫn cần được định hướng một cách rõ ràng ngay từ khi bé còn nhỏ. “Đọc” tính cách của bé yêu qua tháng sinh Dạy con biết yêu thú vật là một yếu tố quan trọng trong hình thành nhân cách của bé sau này Dạy con theo tính cách

Mỗi một đứa trẻ được sinh ra sẽ mang những đặc điểm tính cách nhất định. Các nhà nghiên cứu tin rằng mỗi đứa trẻ đều mang một bộ di truyền của 9 đặc điểm tính cách. Trong đó, tựu chung lại trong 3 nhóm chính: dễ dãi, điềm tĩnh và sôi nổi.

Bé của bạn sẽ dần bộc lộ tính cách của mình qua những cảm xúc vui buồn khác nhau. Nhưng đó cũng chỉ là một phần của tính cách. Nửa còn lại là do cách bạn định hướng. Bạn hãy tin rằng bạn chính là người tác động mạnh mẽ để giúp bé định hình rõ ràng hơn nét tính cách bé.

Tính cách bé bộc lộ từ khi nào?

Cách hay giúp trẻ phát triển đúng cá tính (Phần 1) 5Từ trong giai đoạn sơ sinh, các bé đã bộc lộ tính cách của mình

Thực ra, từ trong giai đoạn sơ sinh, các bé đã bộc lộ tính cách của mình. Một số bé khi được 3-4 tháng mới bắt đầu biểu hiện rõ ràng cá tính của mình. Trong khi đó, cũng ở mốc thời điểm này, một số bé đã phát triển nét tính cách của bản thân.

Vậy, làm thế nào để bạn nhận ra nét cá tính của bé để có thể điều hướng phù hợp?

Tính cách của bé và hành động của mẹ

1) Mức độ hoạt động

Quan sát: Con bạn có chịu nằm yên một chỗ và hướng ánh mắt nhìn ra mọi thứ xung quanh trong lúc bạn thay tã không? Hay bạn sẽ phải rất vất vả để giữ bé nằm yên?

Hướng đối phó:

Nếu bé có mức độ hoạt động thấp: Bạn không nên áp đặt để bé gắng sức quá nhiều với các trò chơi vận động thể chất. Thay vào đó, hãy để bé có nhiều lựa chọn hơn cho mình với những món đồ chơi treo lơ lửng có nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Bé sẽ bị kích thích bởi các chuyển động của chúng và sẽ rướn mình theo và vận động các cơ.

Nếu bé có mức độ hoạt động cao: Bé sẽ có khả năng chịu đựng rất cao đối với các yếu tố kích thích. Bé có thể vượt mức vận động thông thường như ngồi, bò và đi sớm hơn so với những trẻ khác. Do đó, bé sẽ cần bạn để mắt đến nhiều hơn bởi bé có thể té ngã trong giai đoạn này. Tốt nhất nên bỏ giường cũi, tạo đường thông thoáng trong nhà và luôn luôn dùng dây đai khi đặt bé trong nôi hoặc xe đẩy.

2) Nhịp sinh hoạt đều đặn

Quát sát: Liệu con bạn có ngủ, ăn và thậm chí “ị” đều đặn như một chiếc đồng hồ hay không? Hay bé sẽ bất chấp mọi nỗ lực của bạn khi ép bé vào một khuôn khổ?

Hướng đối phó:

Nếu bé của bạn sinh hoạt đều đặn theo đúng lịch trình của mỗi ngày, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những bà mẹ khác. Bản thân bé cũng sẽ có cảm giác an toàn khi theo lịch trình đều đặn như thế. Khi lớn hơn, bé cũng sẽ dễ dàng để làm quen với những giấc ngủ ngắn.

Nếu bé không tuân theo một lịch trình cố định, bạn cũng không nên quá cứng nhắc để ép bé bởi nó sẽ chỉ khiến bạn phát điên. Điều bạn cần làm là tập cho bé có một số thói quen nhất định. Chẳng hạn, cho bé ngủ vào đúng một chiếc cũi và vỗ về theo đúng một cách thức. Ngoài ra, nên nhớ các bé này cần được nghỉ ngơi nhiều, nếu không sẽ trở thành đứa trẻ siêu cáu kỉnh.

3) Khả năng giao tiếp xã hội

Cách hay giúp trẻ phát triển đúng cá tính (Phần 1) 6Hãy tạo điều kiện cho bé được tương tác nhiều với những người khác 

Quan sát xem: Liệu bé có thường mỉm cười và chào hỏi với những người khác không? Hay bé luôn sợ hãi, lo lắng và sợ khi tiếp xúc với người lạ?

Hướng đối phó:

Nếu bé nhà bạn có xu hướng mở rộng giao tiếp xã hội: Hãy tạo điều kiện cho bé được tương tác nhiều với những người khác. Chẳng hạn đưa bé đến công viên, để bé tham gia đội nhóm hoặc cho bé một chân chạy việc vặt trong nhà.

Nếu bé dè dặt, nhút nhát: Bạn không nên giữ con ở nhà mãi. Bạn có thể cho con đến công ty, tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp của bạn và tìm hiểu tất cả những gì xung quanh bé. Đừng lo lắng vì mặc dù bé có chút dè dặt nhưng nó chỉ ở một giới hạn nhất định và bé sẽ trở nên hoạt bát hơn nếu được tiếp xúc với những bạn bè cùng sở thích.  

4) Khả năng thích nghi

Quan sát xem: Bé có thường chạy theo sự thay đổi không? Hay bé là người sẽ từ chối ngủ ở bất cứ đâu ngoại trừ trong cũi riêng của mình và nhất quyết không chịu thử thức ăn mới?

Hướng đối phó:

Trẻ có khả năng thích ứng với những thay đổi và chấp nhận những người mới bước vào cuộc sống của mình: Bé có thể ngủ ngon lành khi đặt chân vào một khách sạn trong chuyến du lịch cùng bố mẹ hoặc ở lại nhà của bà một cách dễ dàng như ở nhà mình. Bé cũng có thể sẵn sàng chấp nhận một bà vú mới mà không than vãn. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tận hưởng sự thảnh thơi từ tính cách này của bé nhưng không nên tận dụng nó. Bé sẽ cảm thấy cô đơn nếu bạn không để mắt đến bé đấy!

Nếu bé của bạn là đứa trẻ kém linh hoạt, chậm thích nghi với những điều mới mẻ trong cuộc sống của mình: Bé dường như không thể nhận ra mẹ đã thay kính mới hoặc chính bộ râu của bố cũng có thể trở thành điều đáng sợ với bé. Thế nhưng, nếu bạn cần đóng gói đồ đạc trong nhà thì bé có thể nhắc nhở khi bạn bỏ quên một món đồ nào đó.

5) Khả năng chịu trách nhiệm

Quan sát xem: Bé sẽ khóc thét khi lỡ tay làm vỡ món đồ gì đó? Hoặc là bé sẽ chịu trách nhiệm vì phiền toái mình gây ra hơn là ngồi khóc rên rỉ?

Hướng đối phó:

Nếu bạn muốn dỗ để bé nín khóc thì bạn sẽ không thể giúp bé nhận ra lỗi của mình. Trong khi đó nếu bạn khuất mặt đi và để bé một mình với mớ hỗn độn đã gây ra, bạn sẽ giúp bé nhận ra được trách nhiệm của mình. Một ngày nào đó, bạn sẽ thấy bé trở thành một sinh viên xuất sắc vì bé đã đặt hết trách nhiệm vào mỗi việc mình làm.

Mọi chuyện rất dễ dàng khi bé ít la hét, nhưng bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để hiểu những suy nghĩ của bé. Nên quan sát xem bé có thực sự cau có hay chỉ đơn giản là sự nhàm chán như thể nhìn vào thứ gì rất xa xăm. Tốt nhất, bạn nên tìm cách nói chuyện với bé và cho thấy bạn sẽ luôn ở bên bé.

 

 Mời bạn theo dõi tiếp kỳ sau trong ngày 13/12 tới.

Tags:

Bài viết liên quan