Mẹ&Con - Tình cảm phải bồi đắp qua năm tháng nhưng sụp đổ đôi khi chỉ vì một phút lỡ lời. Đừng để mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng bởi những điều không đáng như vậy, ba mẹ nhé! Làm thế nào để mẹ kiềm chế được sự tức giận của con? Lam Trường đau lòng khi con hỏi: "Ông là ai?" Bé quá mê...tiền, phải làm sao?

Trẻ em rất dễ tổn thương. Từ 2 tuổi trở lên, các bé đã có thể phân biệt được một số câu nói thật và nói đùa của người lớn. Ba mẹ có thể nóng giận vì một lí do nào đó, nhưng đừng biến sự tức giận của mình trở thành cuộc khủng hoảng tinh thần cho con.

So sánh

Những ai đã từng làm mẹ, bây giờ khi bước sang ngưỡng cửa tuổi 30 có còn nhớ ngày xưa chúng ta rất ghét bị ba mẹ đem so sánh với người khác, kiểu như “con nhà người ta”. Ai đã trải qua cảm giác đó rồi sẽ hiểu thế nào là tự ti, rồi dần chuyển sang ganh tị, cáu kỉnh và ghét lây cái người mình hay bị mang ra so sánh.

Ba mẹ đừng nói vậy, con đau 6

Thói quen so sánh sẽ khiến bé dần trở nên bướng bỉnh – Ảnh minh họa

Ba mẹ nào cũng muốn tốt cho con. Người lớn chúng ta cũng còn có người giỏi, người không huống hồ gì trẻ em? Con người là một cá thể độc lập, ai cũng có điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Đừng làm tổn thương con bạn bằng cách so sánh bé với người khác nếu không muốn biến con mình thành một đứa trẻ ích kỷ và ưa đố kị.

“Không được cái tích sự gì”

Khi giao cho bé làm một việc gì đó mà không được như ý mình muốn, những ông bố bà mẹ rất dễ thốt ra câu cửa miệng trên. “Con chẳng được cái tích sự gì”, “Vô dụng”… Thử nghĩ mà xem, người lớn chúng ta khi bị miệt thị như vậy chĩa vào tim cũng còn đau đớn bội phần, cớ sao lại đặt vào trẻ em?

Những từ không hay đó lặp lại nhiều lần khiến bé trở nên tự ti, thu mình. Tiềm thức bé hình thành ý nghĩa “Mình thật sự vô dụng nên phấn đấu cách mấy cũng bằng không” và buông xuôi. Bạn có thể coi đó chỉ là câu nói trong lúc nóng giận, nhưng với bé, nó lại là câu xúc phạm chạm đến tận đáy tim đấy.

“Sao mẹ lại đẻ ra con không biết?”

Đây là câu nói khiến cho tình cảm cha con/mẹ con bị phai nhạt đi nhiều nhất. Bạn mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, nuôi con khôn lớn nhưng chỉ vì một phút không kiềm chế mà thốt ra “Sao mẹ lại đẻ ra con/ sao mẹ lại có người con thế này cơ chứ”? Thử nghĩ mà coi, ngay cả mẹ đẻ ra mình còn không cần mình, thì bé biết tìm sự tin tưởng ở ai?

Ba mẹ đừng nói vậy, con đau 7

Đừng làm thế, con đau – Ảnh minh họa

Kiềm chế sự nóng giận bằng cách bỏ ra ngoài, cho mình và cũng là cho bé một khoảng thời gian để sửa sai những khuyết điểm và lời nói không đáng có, mẹ nhé.

Đuổi ra khỏi nhà

Khi bé làm một việc chưa đúng ý muốn của phụ huynh, ba mẹ thường hay dọa dẫm bằng cách ”tống cổ ra khỏi nhà” hay “đi qua nhà người khác mà ở”. Nhà là nơi thân thuộc nhất đối với bất cứ cá nhân nào, biết rõ là không thể đuổi con ra khỏi nhà mà cứ hù dọa bằng cách này, dần dần sẽ khiến bé cảm thấy “nhàm” và trở nên bướng bỉnh, lì lợm hơn.

Nếu không thể tỏ thái độ bình thường hay giữ im lặng khi tức giận, ba mẹ cũng đừng bao giờ nói ra những lời không hay trên. Tình cảm phải bồi đắp qua năm tháng nhưng sụp đổ đôi khi chỉ vì một phút lỡ lời. Đừng để mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng bởi những điều không đáng như vậy, ba mẹ nhé!

Ba mẹ đừng nói vậy, con đau 8

Tags:

Bài viết liên quan