Mẹ&Con - Thật thú vị khi quan sát quá trình hình thành tính cách cá nhân của các bé trong cùng lớp học. Mỗi em có một nét rất riêng không giống bất kỳ ai khác. Tuy nhiên có một vài điểm chung cho từng độ tuổi.

Con tôi chỉ thích chơi một mình 8

Con tôi không thích chơi cùng các bạn, có phải bé thuộc dạng khó gần hay không? Một vấn đề mà các bậc làm cha mẹ thường thắc mắc nhất là “Không biết con tôi có đang chơi đùa “bình thường” như các em bé khác hay không? Cũng có phụ huynh băn khoăn khi thấy con mình tự chơi suốt giờ học ở Gymboree trong khi các bạn lại cùng nhau tham gia các hoạt động vui học cùng nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bậc phụ huynh những hình thức vui chơi mà trẻ em thường trải qua trong giai đoạn đầu đời, để chúng ta có thể chắc chắn rằng con em mình đang trong quá trình phát triển phù hợp với những quy luật tự nhiên.

Thật thú vị khi quan sát quá trình hình thành tính cách cá nhân của các bé trong cùng lớp học. Mỗi em có một nét rất riêng không giống bất kỳ ai khác.  Tuy nhiên có một vài điểm chung cho từng độ tuổi. Hãy xem trẻ trải qua những giai đoạn khác nhau của quá trình vui chơi như thế nào và ở độ tuổi nào thì trẻ bắt đầu bước vào những cột mốc vui chơi này ba mẹ nhé!

Solitary Play (chơi một mình)

Con tôi chỉ thích chơi một mình 9

Từ lúc mới sinh cho đến khi được 2 tuổi, trẻ thường tự chơi một mình. Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy trẻ phát triển rất nhanh và say mê học hỏi về thế giới quanh mình. Để làm được điều này, trẻ sẽ dùng vị giác và xúc giác để khám phá vô vàn những điều mới. Điều này lý giải tại sao trong một khoảng thời gian dài trẻ cho vào miệng TẤT CẢ MỌI THỨ trẻ có được trong tay. Và đó cũng là lý do tại sao rất nhiều bạn nhỏ trong lớp Play & Learn 4 (16-22 tháng) quan sát các tay nắm cửa. Trẻ muốn biết cách các đồ vật hoạt động như thế nào (học khái niệm về nguyên nhân và kết quả). Trẻ sẽ thích thú chọn một số đồ chơi và rồi say mê chơi một mình, điều này cũng xảy ra ngay cả khi trong phòng còn có những em bé khác cũng đang chơi. Trẻ vô cùng tập trung chú ý vào bản thân mình trong suốt thời gian này. Và điều này chỉ kết thúc lúc trẻ đến tuổi đi học là khi trẻ thực sự kết nối với bạn bè. Chính vì thế bạn không cần phải lo lắng khi bé con 6 tháng tuổi của mình chỉ thích chơi lăn bóng trong khi các bạn cùng lớp đang cực kỳ hứng thú với trò trượt cầu trượt. Sự khác biệt này là hoàn toàn tự nhiên.

Parallel Play (Chơi bên cạnh bạn)

Con tôi chỉ thích chơi một mình 10

 Lúc lên 2, trẻ bắt đầu chơi bên cạnh bạn. Có một số trẻ trải qua giai đoạn này sớm hơn những em bé khác. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy điều này trong lớp Play & Learn 5 (22-28 tháng). Parallel Play như tên gọi, là cách trẻ chơi bên cạnh bạn, gần một trẻ khác nhưng vẫn chơi một mình. Mỗi một đứa trẻ đều nghĩ là toàn bộ đồ chơi trong lớp thuộc “sở hữu của riêng mình”. Bạn đã nhìn thấy điều này bao nhiêu lần rồi nhỉ? Hẳn là điều này rất quen mắt với bạn phải không? Các bé tranh giành nhau bạn Gymbo cho mình là ví dụ điển hình của cách hành xử này. Tuy hiếm khi chơi với bạn, nhưng trẻ vẫn quan sát và lắng nghe bạn mình. Những thông tin này sẽ được lưu trữ và trẻ sẽ bắt đầu làm theo những gì trẻ nghe và thấy từ những bạn khác sau đó. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời giúp thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Associative Play (chơi cùng bạn)

Con tôi chỉ thích chơi một mình 11

Trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu chơi cùng bạn (Associative Play). Trẻ sẽ bắt đầu làm theo những gì trẻ nhìn thấy những bạn khác đang làm. Nếu Jimmy đội nón cứu hỏa, thì Kelly cũng muốn như thế. Từ khi trẻ lên lớp Play & Learn 5 (22-28 tháng) với những trò chơi tưởng tượng (giả vờ, đóng kịch), bạn sẽ nhìn thấy những cách ứng xử này khi trẻ tương tác nhiều hơn với bạn. Đây là thời điểm bé học cách chia sẻ (đồ chơi), kiên nhẫn (đợi đến lượt mình), phát triển khả năng giao tiếp, tinh thần hợp tác và giải quyết các vấn đề. Trẻ sẽ học và nhận ra những gì trẻ NÊN và KHÔNG NÊN làm với bạn của mình. Tuy nhiên, mỗi một trẻ vẫn hành động riêng lẻ.

Cooperative Play (chơi theo nhóm)

Con tôi chỉ thích chơi một mình 12

Lúc được 3 đến 5 tuổi, trẻ bắt đầu vui chơi theo nhóm. Càng lớn trẻ càng phát triển nhiều kỹ năng hơn  để tương tác với các bạn trong những trò chơi có mục tiêu cụ thể và luật lệ riêng. Khả năng ngôn ngữ đã phát triển trong giai đoạn này giúp trẻ có thể giao tiếp tốt hơn với các trẻ khác để diễn đạt ý tưởng của mình, hướng dẫn người khác thực hiện trò chơi như thế nào để đạt được mục tiêu của trò chơi. Tính cách cá nhân của trẻ thực sự bộc lộ trong giai đoạn này.

Tất cả trẻ em có thể quay trở lại giai đoạn chơi một mình (Solitary Play) bất cứ lúc nào trong quá trình phát triển và chính cảm xúc của trẻ trong một số ngày nhất định là nguyên nhân dẫn đến tình huống này. Hãy để trẻ được tận hưởng niềm vui trải nghiệm tất cả các giai đoạn vui chơi này và chúng tôi muốn bạn biết rằng các giáo viên của chúng tôi luôn ở bên để hỗ trợ con bạn qua từng giai đoạn trong suốt thời thơ ấu. Chúng tôi luôn dành tình yêu lớn cho con trẻ và rất vinh hạnh được là  một phần trong cuộc sống muôn màu đầy thú vị mà các em có được trong giai đoạn đầu đời của.

Nguồn:  http://www.firststatekids.com/is-my-child-antisocial/

BẠN BIẾT GÌ VỀ GYMBOREE PLAY & MUSIC?

Sáng lập từ năm 1976 tại Hoa Kỳ, Gymboree Play & Music đi tiên phong và nổi tiếng trên toàn thế giới là chương trình giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi. Được thiết kế bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm về sự phát triển của trẻ em, các hoạt động phù hợp với mỗi độ tuổi trong chương trình của chúng tôi sẽ giúp các bé phát triển nhận thức, thể chất và cảm xúc xã hội qua các hoạt động vui chơi. Sự tham gia trực tiếp của phụ huynh vào các lớp học đã được công nhận là phương pháp khác biệt độc đáo của chương trình. Chúng tôi khuyến khích các bậc cha mẹ cùng hòa nhập vào thế giới của con trẻ để thấu hiểu sự phát triển của trẻ, trong lúc cùng tận hưởng niềm vui được chơi đùa bên nhau.

 Đăng ký tham gia lớp học mẫu hoàn toàn miễn phí của Gymboree để tìm hiểu về chương trình giáo dục hàng đầu thế giới này! Gọi (08) 38 277 008 – Quận 1 hoặc (08) 54 138 198 – Quận 7. Website: www.gymboreeclasses.com.vn. Facebook: www.facebook.com/gymboreevn

Tags:

Bài viết liên quan