Mẹ&Con - Cách cư xử của trẻ chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cách giáo dục của người lớn, môi trường sống,…Vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ lúc nào cũng cần quan tâm và uốn nắn bé từ trong cách cư xử của bé. Vậy lúc nào cần nên “chấn chỉnh” bé? Sau đây là một vài những biểu hiện của của trẻ có thái độ “hỗn xược”, các mẹ cùng tham khảo nhé! 5 kỹ năng dạy bé lớn khôn Làm gì khi bé hỗn 5 điều không nên làm trong cách nuôi dạy con

1/ “Trả treo” với người lớn

“Trả treo” hay nói đúng hơn là nói chuyện theo kiểu “ngang hàng” với người lớn hơn mình. Bé sử dụng “tôi” với “bà” khi nói chuyện với người lớn. Trước tiên, mẹ hãy thay mặt bé xin lỗi người mà bé vừa nói chuyện trả treo như vậy. Sau đó, bạn nên gặp riêng bé và nói cho bé biết rằng: “Con thật sự làm mẹ buồn vì cách cư xử vừa rồi với …”. Chỉ cần câu nói “nặng kí” này của mẹ, chắc chắn bé sẽ thiu thỉu buồn và bận tâm suy nghĩ cả đêm đấy!

nhung-bieu-hien-cua-cua-tre-co-thai-do-hon-xuoc-cha-me-can-chan-chinh

2/ Cắt lời khi người lớn nói

Bé tỏ ra “bất lịch sự” khi chen ngang vào lời người lớn nói, bạn biết bé đã sai và cần phải uốn nắn bé ngay từ bây giờ. Tuy nhiên thay vì “sẵng giọng” la rầy bé trước mặt người khác. Bạn hãy khéo léo đánh lạc hượng sự chú ý của bé bằng cách “Con nên lên học bài đi, lát mẹ lên kiểm tra đó!” Sau đó, bạn hãy suy nghĩ cách để “trị” thói xấu của bé.

3/ Nói chuyện “không đầu không đuôi”

Ăn nói chống không hay ăn nói cộc lốc khiến bé mất điểm trong mắt người lớn. Nếu bạn không chấn chỉnh bé ngay từ bây giờ, rất khó để có thể sửa được tính xấu đó của bé sau này.

nhung-bieu-hien-cua-cua-tre-co-thai-do-hon-xuoc-cha-me-can-chan-chinh

4/ Lớn tiếng với người lớn

Về nguyên tắc, chỉ có người lớn mới được lớn tiếng dạy dỗ bé. Nhưng nay bé lại lớn tiếng ngược lại. Bạn hãy suy xét và tìm hiểu xem bé bắt chước tính này từ đâu và từ môi trường nào. Đừng vội la mắng trẻ nhé, khi bạn chưa làm cho trẻ hiểu những gì chúng đang làm là sai thì chúng sẽ không “phục” bạn đâu, lúc đó trẻ sẽ trở nên “khó dạy” hơn.

nhung-bieu-hien-cua-cua-tre-co-thai-do-hon-xuoc-cha-me-can-chan-chinh

5/ Tự tiện lục lọi đồ đạc khi người lớn không cho phép

Bé tự cho mình cái quyền được đụng vào đồ cá nhân riêng tư của người khác. Đây là một hành vi không tốt cho trẻ. Khi sự việc xảy ra, mẹ nên cho bé biết rằng: “Nếu bây giờ mẹ tự ý nghịch đồ riêng tư của con, con có chịu không?” sau đó bạn nên cho bé thời gian và suy nghĩ những gì bé đã làm với đồ của người khác. 

Tags:

Bài viết liên quan