Passive aggressive là khái niệm thường được nhắc tới trong ngành tâm lý học. Vậy passive aggressive là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống hằng ngày?
Passive aggressive là gì?
Passive aggressive là gì? Passive aggressive là gây hấn thụ động. Đây là cách thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì trực tiếp đề cập để giải quyết khi có vấn đề.
Người passive aggressive thường gây khó chịu cho nhiều người
Hành vi của một người gây hấn thụ động được thể hiện như ngoài mặt tỏ ra đồng ý với bạn khi trao đổi công việc, nhưng lại thể hiện sự không đồng tình thông qua những hành động như cố tình chậm deadline, không làm theo ý kiến đóng góp của bạn.
Dấu hiệu nhận biết passive aggressive
Sau khi tìm hiểu passive aggressive là gì, bạn hãy khám phá những dấu hiệu nhận biết passive aggressive là gì nhé.
Phủ nhận sự giận dữ nhưng thể hiện gián tiếp
Một người passive aggressive có thể phủ nhận sự tức giận để tránh trực tiếp đối diện với đối phương vì cảm thấy không thoải mái. Họ có thể phản hồi với bạn rằng: “Chắc chắn rồi, mình rất vui!”, trong khi họ đang làm việc khác hay phàn nàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Phản ứng theo cách mỉa mai
Nếu thắc mắc dấu hiệu passive aggressive là gì, thì đó chính là cách họ phản ứng rất mỉa mai. Khi xuất hiện vấn đề, người có hành vi gây hấn thụ động sẽ bộc lộ cảm xúc phẫn nộ bằng những câu từ mỉa mai hay các biểu hiện như thở dài, bĩu môi, hờn dỗi. Thế nhưng, điều này lại không thật sự giải quyết được vấn đề.
Trì hoãn
Một người passive aggressive có thể bày tỏ sự bất mãn bằng cách trì hoãn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều này như một hình thức phản kháng thầm lặng trước điều mà họ không hài lòng.
Than phiền khi bị đánh giá thấp
Người có hành vi gây hấn thụ động thường không cố gắng giải quyết vấn đề. Thay vào đó, họ sẽ cảm giác có điều gì không đúng, hay không được đánh giá cao. Khi cần đưa ra giải pháp, người này thường tìm cách né tránh để không phải đối diện trực tiếp những vấn đề trong công việc.
Sự im lặng độc hại
Trong môi trường làm việc, người passive aggressive sẽ như một bóng ma, luôn tìm cách né tránh việc giải quyết những sự cố. Họ hiếm khi giao tiếp rõ ràng và thẳng thắn.
Thay vào đó, người có hành vi gây hấn thụ động sẽ úp mở, im lặng hoặc phớt lờ người khác để đối phương tự nhận ra sai lầm. Người passive aggressive thường xem đây là cách trừng phạt dành cho đối phương.
“Ban phát” lời khen có cánh
Người có hành vi gây hấn thụ động có thể dành những lời khen có cánh để duy trì mối quan hệ thân thiện. Đôi khi, lời khen giả tạo này lại hàm chứa sự ghen tị của họ. Thay vì thấy hạnh phúc cho thành tích của những người xung quanh, người passive aggressive lại dành lời khen mang đầy sự ghen tị với thành công của người khác.
Nếu tìm hiểu dấu hiệu passive aggressive là gì, thì đó chính là những lời khen hàm chứa sự ghen tị
Nguyên nhân dẫn tới gây hấn thụ động
Hiểu được passive aggressive là gì và nguyên nhân dẫn tới hành vi tiêu cực này là điều cần thiết. Vì các hành vi gây hấn thụ động sẽ gây ảnh hưởng đến những mối quan hệ tại nơi làm việc. Một số nguyên nhân phổ biến gây tra hành vi gây hấn thụ động như:
- Sự nuôi dạy từ gia đình: Hành vi gây hấn thụ động có thể xuất phát từ việc chúng ta được nuôi dạy trong một môi trường mà cảm xúc không được phép thể hiện trực tiếp. Điều này khiến bạn phải tìm cách thể hiện sự tức giận hay thất vọng một cách gián tiếp.
- Vấn đề tâm lý: Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và những hành vi gây hấn thụ động đối với bản thân. Nguyên nhân là do do thái độ và cách phản ứng với những tình huống một cách tiêu cực của họ.
- Hoàn cảnh, tình huống: Một số trường hợp trong công việc, để duy trì các mối quan hệ và để được xã hội chấp nhận, chúng ta có xu hướng phản ứng trong yên lặng khi ai đó khiến bạn cảm thấy tức giận.
- Không thoải mái khi đối đầu: Sự quyết đoán và cởi mở về mặt cảm xúc không phải lúc nào cũng có thể diễn ra dễ dàng. Ở một số người, các hành vi gây hấn thụ động có vẻ là cách đối phó dễ dàng hơn thay vì đối mặt với cảm xúc bên trong. Họ có xu hướng né tránh, không muốn đối mặt với nguồn gốc của cơn tức giận.
Cách đối phó với người passive aggressive là gì?
Cách đối phó với người passive aggressive là gì? Dưới đây là những gợi ý từ Tạp chí Mẹ và Con giúp bạn đối phó hợp lý:
Luôn có thái độ chuyên nghiệp
Việc “lấy độc trị độc” lúc này sẽ phản tác dụng. Ngay cả khi mình đã trở thành mục tiêu của họ, bạn vẫn cần giữ thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp khi làm việc hoặc giao tiếp với người có hành vi passive aggressive.
Trao đổi rõ ràng
Nếu nhận ra dấu hiệu passive aggressive, bạn nên nói chuyện trực tiếp với họ, tránh thể hiện sự tức giận. Lúc này, điều bạn nên làm là tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thái độ tiêu cực của họ, đồng thời lắng nghe họ nếu người có hành vi gây hấn thụ động muốn chia sẻ nguyên nhân.
Khi gặp phải tình huống này, bạn nên giữ sự kiên nhẫn, bình tĩnh đối diện họ. Đây chính là kỹ năng giao tiếp nơi công sở và kỹ năng quản lý cảm xúc quan trọng với bất cứ nhân viên hay người quản lý nào.
Tập trung vào công việc
Khi gặp phải hành vi gây hấn thụ động, bạn tránh để hành động của họ chi phối cảm xúc của bản thân. Điều nên làm lúc này là tập trung cao độ vào mục tiêu lớn hơn, chính là nhiệm vụ và kết quả công việc.
Nếu tìm hiểu các đối phó người passive aggressive là gì, thì đó chính là mặc kệ họ và tập trung vào công việc
Khi không thể hoà giải
Ở người EQ thấp, họ có xu hướng cho rằng mình luôn đúng, thường không nhận ra thái độ bất ổn của mình. Nếu không thể giải quyết xung đột với họ, bạn có thể nhờ tới sự can thiệp từ cấp trên hay đích thân sắp xếp lại quy trình công việc và trách nhiệm của mỗi người. Điều này sẽ hạn chế kết quả công việc chung bị ảnh hưởng.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về passive aggressive là gì. Qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về passive aggressive là gì cũng như những dấu hiệu nhận biết chúng, từ đó tránh để mình gặp phải trường hợp khó xử và có cách xử lý linh hoạt và phù hợp.