Nhiều người mới làm bố mẹ lần đầu thường không chắc chắn về việc trẻ nên thực sự nên ngủ trưa bao lâu trong ngày, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời. Những giấc ngủ ngắn ở trẻ nhỏ rất quan trọng để bảo vệ những kiến thức mới và ký ức mới. Vậy giấc ngủ trưa của trẻ nên kéo dài bao lâu là tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ?
Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ trưa?
Người lớn có thể ngủ trưa vì thích, hoặc vì một lý do nào đó như nghỉ ngơi, ngủ bù cho buổi tối,… Còn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thực sự cần những giấc ngủ ngắn để hoạt động và phát triển.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không thể chịu đựng việc thức lâu như trẻ lớn hơn. Trong giai đoạn này – những ngày, tháng và năm đầu đời, trẻ đang học hỏi và phát triển rất nhiều đến nỗi cơ thể và bộ não nhỏ bé của trẻ cần ngủ ban ngày để củng cố hệ thống miễn dịch, xử lý các kỹ năng và trải nghiệm mới, củng cố trí nhớ và cải thiện sự phát triển vận động, từ vựng và tâm trạng.
Ngoài ra, sức khỏe tổng thể của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ. Tổng thời gian ngủ trong ngày đầy đủ cũng như có những giấc ngủ chất lượng chính là chìa khóa giúp cơ thể nhỏ bé của trẻ có thời gian để nạp lại năng lượng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ trưa trong bao lâu?
Lượng thời gian bé cần ngủ thay đổi tùy theo độ tuổi. Để biết con bạn nên ngủ trưa bao lâu, bạn có thể tham khảo khuyến cáo về thời gian ngủ trưa của trẻ theo độ tuổi:
Trẻ sơ sinh 1 đến 3 tháng
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng tuổi cần khoảng 4 đến 7 giờ ngủ trưa mỗi ngày. Điều quan trọng cần lưu ý là trẻ sơ sinh có thể ngủ nhiều vào ban ngày vì trẻ chưa phân biệt được giấc ngủ ngày và đêm.
Trẻ sơ sinh thường xuyên có những giấc ngủ ngắn, một số ngắn và một số dài. Trọng tâm của những giấc ngủ ngắn dành cho trẻ sơ sinh là giữ thời gian thức ngắn và giúp trẻ ngủ nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh 4 đến 6 tháng
Khi được 4 tháng tuổi, bé thường có thể hình thành thói quen ngủ trưa ba giấc. Hai trong số những giấc ngủ ngắn này sẽ dài hơn, có tác dụng phục hồi, trong khi giấc ngủ ngắn cuối cùng là cầu nối đưa trẻ đến giờ đi ngủ.Xét về số giờ cụ thể, trẻ trong độ tuổi này nên đặt mục tiêu ngủ trưa từ 4 đến 5 giờ mỗi ngày.
Trẻ từ 7 đến 9 tháng
Giai đoạn khoảng 8 tháng tuổi, trẻ sẽ có sự thay đổi về giấc ngủ và tổng số thời gian ngủ. Cụ thể, trẻ sơ sinh sẽ có hai giấc ngủ ngắn để phục hồi sức khỏe. Điều này thường kéo dài tổng thời gian ngủ trưa từ ba đến bốn giờ mỗi ngày.
Trẻ nhỏ 1 đến 2 tuổi
Thời gian ngủ trưa giảm dần khi trẻ lớn hơn và vào khoảng thời gian này, trẻ thường ngủ từ hai đến ba giờ mỗi ngày chỉ với một giấc ngủ ngắn.
Trẻ từ 2 đến 6 tuổi
Trong giai đoạn này, bố mẹ có thể điều chỉnh thói quen ngủ cho trẻ và cho con ngủ trong khoảng một đến hai giờ mỗi ngày. Chỉ một giấc ngủ trưa chất lượng là đã có thể giúp trẻ phục hồi năng lượng.
Trẻ trên 6 tuổi
Ở giai đoạn này, thời gian ngủ trưa của trẻ được rút ngắn lại. Mỗi ngày, vào buổi trưa trẻ chỉ cần ngủ khoảng một giờ đến tối đa một giờ 30 phút là đủ.
Làm sao để bé ngủ trưa ngon hơn?
Tất cả chúng ta đều có những lúc khó ngủ. Đối với người lớn, chúng ta thường có thể đứng dậy, thực hiện một hoạt động nào đó và sau đó cố gắng khởi động giấc ngủ lại. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, trẻ không thể thực hiện hành động trực tiếp để giúp trẻ ngủ trưa. Và đây chính là lúc bạn cần “hành động” để bé có thể ngủ trưa ngon hơn.
Tạo môi trường ngủ phù hợp
Bạn có thể khó ngủ vào ban ngày như thế nào thì con bạn cũng có thể gặp vấn đề tương tự. Để giúp bé ngủ trưa, bạn có thể bố trí một căn phòng có rèm cản sáng và máy âm thanh để giúp trẻ kết nối các chu kỳ giấc ngủ và có những giấc ngủ ngắn phục hồi sức khỏe trong ngày.
Ngoài ra, cần lưu ý về cách chọn nệm, gối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ưu tiên các chất liệu thoáng khí, có thể thấm mồ hôi tốt và bề mặt mềm mại.
Cố gắng thiết lập một thói quen
Tương tự như việc phát triển thói quen đi ngủ, việc nuôi dưỡng thói quen ngủ trưa có thể có lợi cho trẻ. Việc nhất quán với thói quen ngủ trưa và đi ngủ là điều quan trọng vì điều này tạo nên nhịp sinh học cho giấc ngủ. Các hoạt động như tắm rửa, đu đưa, cho ăn, ca hát và đặt trẻ nằm xuống trước khi ngủ hoàn toàn có thể hữu ích để trẻ hiểu rằng đã tới giờ đi ngủ.
Bắt đầu giấc ngủ ngắn của bé trước khi trẻ quá mệt mỏi
Một em bé quá mệt mỏi có thể sẽ không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, cho dù đó là vào giờ ngủ trưa hay ban đêm. Đừng chờ đợi những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như ngáp hoặc dụi mắt mới cho trẻ ngủ trưa. Thay vào đó, hãy quan sát xem con bạn có xu hướng thức giấc thoải mái giữa các giấc ngủ trong bao lâu và cho trẻ đi ngủ trước khi trẻ quá mệt.
Hãy chắc chắn rằng trẻ được thoải mái
Nếu trrt không mặc đồ ngủ phù hợp hoặc cảm thấy quá nóng, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng bé có thể chìm vào giấc ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nên điều chỉnh nhiệt độ phòng mát vừa đủ, không quá lạnh cũng không quá nóng. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trẻ được mặc quần áo bằng vải cotton thoáng khí để đảm bảo sự thoải mái.
Một giấc ngủ trưa chất lượng giúp góp phần quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vì thế, hãy chú ý để trẻ có thể ngủ đủ giấc bạn nhé!