Khoảng 15% phụ nữ sau sinh gặp tình trạng tắc tia sữa trong tuần đầu tiên khi con chào đời. Hơn nữa, tình trạng này có thể xảy ra, lặp lại nhiều lần vào bất cứ thời điểm nào sau khi sinh em bé. Điều này khiến bầu vú người mẹ căng cứng, đau đớn và không thể có sữa để cho con bú.
Vì vậy, cần kịp thời tìm ra các phương pháp chữa tắc tia sữa để “giải cứu” cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu xem có những cách điều trị như thế nào với tình trạng tắc tia sữa, bạn nhé!
Bạn có biết tắc tia sữa là gì?
Thông thường, sữa mẹ sẽ được tiết ra thông qua các ống dẫn sữa ở bầu ngực của mẹ. Tuy nhiên, nếu bị tắc tia sữa, sữa mẹ sẽ bị giữ lại bên trong các ống giữ sữa và không thể tiết ra khiến bầu ngực của mẹ căng cứng, việc bé bú hay hút sữa tích trữ vô cùng khó khăn và khiến mẹ đau đớn.
Tình trạng tắc tia sữa sẽ thường xảy ra ở những người lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc cho con bú và hút sữa. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không chữa tắc tia sữa kịp thời, mẹ có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như áp xe vú, nhiễm trùng vú và dẫn đến u xơ tuyến vú.
Hơn nữa, tắc tia sữa kéo dài còn khiến mẹ mất sữa, phải cho bé uống sữa công thức thay thế. Đặc biệt, tắc tia sữa khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, áp lực vì không thể nuôi con bằng sữa mẹ, đi kèm với cơn đau trên cơ thể khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu tắc tia sữa?
Sau khi sinh, nếu mẹ bắt đầu thấy bầu ngực nóng ran, nặng và cứng, dịch sữa vẫn được tiết ra nhưng có cảm giác như nổi cục thì đây chính là những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tắc tia sữa. Lúc này, nếu mẹ đưa tay sờ lên bầu ngực của mình sẽ cảm nhận được khối tròn cứng và đau. Nếu để sau 1 vài ngày, mẹ có thể bị nhiễm trùng, sốt, cảm giác căng cứng tăng mạnh, bầu ngực luôn trong trạng thái đau nhức. Hơn nữa, lúc này bầu ngực không thể tiết ra sữa hoặc ra rất ít, cho dù vắt vẫn không ra sữa.
Các mẹo chữa tắc tia sữa dân gian cực kỳ hiệu quả
Để tránh những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ, khi bị tắc tia sữa cần tìm ra những phương pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn chưa biết bị tắc tia sữa phải làm sao, hãy để Tạp chí Mẹ và Con mách nước cho bạn. Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng:
Chườm nóng bằng lá mít
Lá mít tươi được biết đến như một phương pháp điều trị tình trạng tắc tia sữa vô cùng hiệu quả. Chỉ cần hơ nóng một vài chiếc lá mít tươi rồi đặt lên ngực, mát xe nhẹ nhàng là đã có thể kích thích tuyến sữa hoạt động bình thường như trước.
Khi đắp lá mít lên bầu ngực, mẹ nên chú ý để lá mít ấm vừa phải, tránh đặt lá mít vừa hơ còn quá nóng sẽ dễ bị bỏng. Hơn nữa, khi mát xe, hãy dùng tay ấm mạnh vào bầu ngực, kéo theo chiều từ trên xuống dưới để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thoa hành tím
Cắt 1 vài lát mỏng hành tím, khoảng 1,5mm/lát và đặt lên bầu ngực có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng tắc tia sữa. Tuy nhiên, cần lưu ý khi áp dụng phương pháp chữa tắc tia sữa này chính là mẹ không được đặt hành tím trực tiếp lên núm vú cũng như nên lấy khăn mỏng phủ lên bầu ngực, buộc lại để độ nóng của hành tím tác động lên bầu ngực và kích thích tuyến sữa.
Với cách trị tắc tia sữa này, hãy thực hiện liên tục trong 4 ngày, mỗi ngày 2 lần bạn nhé!
Đắp lá tía tô và rau dừa nước
Lá tía tô và rau dừa nước là một bộ đôi hoàn hảo trong việc chữa tắc tia sữa. Chỉ cần lấy một nắm rau dừa nước và một nắm lá tía tô rồi rửa sạch, giã nát, đắp lên ngực và băng lại là được. Khi áp dụng liên tục trong 1 vài ngày, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ bởi sữa ra nhiều hơn, không còn tình trạng tắc tia sữa nữa.
Ủ ấm bằng xôi nếp
Bạn đã biết đến phương pháp chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp? Để áp dụng phương pháp này, hãy nấu một nồi xôi trắng, bọc xôi vào khăn mỏng rồi chườm lên bầu ngực, lăn nhẹ từ ngoài vào trong để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Một lưu ý cho mẹ chính là phải chườm xôi khi xôi còn nóng, không để đến khi xôi nguội bạn nhé!
Đắp men rượu
Một giải pháp nữa cho các mẹ bỉm đang đau đầu vì bị tắc tia sữa chính là sử dụng men rượu. Hãy lấy bã rượu đắp quanh vùng ngực của bạn và để trong khoảng 10-15 phút. Có thể lặp lại mỗi ngày cho đến khi thấy tia sữa được thông tắc, bé có thể bú một cách dễ dàng.
Chườm nóng bằng quả đu đủ non
Quả đu đủ non được biết đến như một mẹo dân gian để mẹ có nhiều sữa cho con bú hơn sau khi sinh. Khi thực hiện, bạn hãy gọt bỏ vỏ của đu đủ, sau đó thái lát mỏng và hơ trên lửa nóng, dùng khăn hoặc giấy bọc lại rồi đắp lên ngực. Đừng quên mát xa liên tục phần bầu ngực để chỗ tắc sữa có thể tan ra và mẹ dễ có sữa hơn nhé!
Bọc ngực bằng lá bắp cải hơ nóng
Bắp cải có thể giúp bạn điều trị tình trạng tắc tia sữa nhanh chóng và hiệu quả. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy vài lá bắp cải rửa sạch, cắt bỏ phần sống lá rồi lau khô, hơ nóng. Sau đó, lấy khăn vải sạch bọc lá bắp cải lại và đắp lên ngực, kết hợp với việc mát xa để tia sữa được thông hoàn toàn, cho sữa ra một cách dễ dàng hơn.
Uống nước lá đinh lăng
Sử dụng lá đinh lăng để sắc nước uống không chỉ giúp thông tắc tia sữa mà còn giúp sữa mẹ thơm hơn, kích thích bé bú sữa ngoan hơn đấy. Tuy nhiên, hãy nhớ rửa thật sạch lá đinh lăng trước khi sắc nước uống bạn nhé!
Ăn cháo thông thảo
Lấy một nắm thông thảo đun sôi, lấy phần nước nấu cháo ăn sẽ giúp bạn chữa tắc tia sữa hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước thông thảo đã đun sôi để nấu canh ăn. Và nếu bạn chưa biết tìm thông thảo ở đâu thì để Tạp chí Mẹ&Con bật mí cùng bạn nhé! Thông thảo có thể dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc Đông y đấy!
Cần lưu ý gì khi điều trị tắc tia sữa?
- Để hạn chế tắc tia sữa cũng như điều trị tình trạng tắc tia sữa, mỗi ngày mẹ nên mát xa bầu ngực của mình vài lần, khoảng 5-10 phút/lần. Khi mát xa, dùng 2 bàn tay ép 2 bên ngực vào nhau, sau đó mát xa nhẹ nhàng theo vòng tròn từ 20-30 lần.
- Nên cho bé bú càng nhiều càng tốt vì bé bú càng nhiều thì sữa mẹ về càng nhiều và giúp mẹ hạn chế tắc tia sữa. Ngoài ra, khi bú nên cho bé bú hết một bầu ngực rồi mới chuyển bên, tránh sữa về nhiều nhưng bé bú không hết và gây tắc tia sữa. Nếu bé đã no và không chịu bú nữa, hãy dùng máy hút sữa để hút ra và trữ đông trong tủ lạnh.
- Nếu chỉ mới bị tắc tia sữa, mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa để giúp tia sữa thông tắc, tránh tình trạng viêm và tạo áp xe.
- Nếu tia sữa đã bị tắc lâu ngày không khỏi và viêm nhiễm nặng, mẹ cần dùng thuốc kháng sinh toàn thân và thậm chí là kết hợp trích tháo mũ.
- Khi cho bé bú, nên vệ sinh đầu ti sạch sẽ, tránh cặn sữa đóng trên đầu ti làm sữa không thể thoát ra khỏi đầu ti và tắc nghẽn bên trong ống dẫn sữa.
- Trong thời gian mẹ chữa tắc tia sữa, không nên cho trẻ bú mẹ bởi trẻ sẽ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện phân xanh, có bọt hay tiêu chảy nếu sữa mẹ bị nhiễm trùng, có lẫn mũ trong sữa.
- Nghỉ ngơi thật nhiều, uống nhiều nước có thể giúp mẹ thư giãn và hạn chế tắc tia sữa.
Tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ mà còn gây tác động đến việc nuôi con bởi trẻ không được bú sữa mẹ mà phải chuyển qua sử dụng sữa công thức thay thế. Do đó, nếu có những dấu hiệu bị tắc tia sữa, hãy kịp thời áp dụng các phương pháp điều trị ngay bạn nhé! Và nếu đã thử mọi cách chữa tắc tia sữa nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện, bạn nên đến kiểm tra tại các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.