Có khoảng 25-40% trẻ em Việt thiếu một hoặc nhiều vi chất quan trọng, trong đó có kẽm. Đặc biệt đáng báo động là có tới 50% trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng nên cần phải bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thì bé mới phát triển toàn diện được.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ biếng ăn, giảm khẩu vị là do thiếu kẽm. Ba mẹ nếu không chú ý sẽ khó phát hiện trẻ đang thiếu chất mà chỉ nghĩ con lười ăn.
Vai trò của kẽm
Kẽm (Zn) là khoáng chất vi lượng có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của cơ thể. Nhu cầu kẽm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cao vì cơ thể các bé chưa phát triển toàn diện và vẫn đang thay đổi từng ngày. Kẽm hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein và củng cố hệ miễn dịch. Khi trẻ bị thiếu kẽm thì tế bào niêm mạc miệng kém nhạy với hương vị, giảm cảm giác ngon miệng, thèm ăn.
Ngoài ra, thiếu kẽm còn làm trẻ dễ mệt mỏi, cáu gắt, cơ thể thiếu máu, rối loạn giấc ngủ. Kẽm còn tham gia chữa lành các vết thương trong cơ thể và quá trình thiết lập bản đồ di truyền trong mỗi tế bào.
Nguyên nhân trẻ thiếu hụt kẽm
Trẻ dễ bị thiếu hụt kẽm là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp với nhu cầu của bé. Ví dụ:
- Ăn quá nhiều chất xơ, rau củ thì tốt nhưng hàm lượng xơ cao sẽ cản trở hấp thu kẽm.
- Bổ sung quá nhiều sắt (trên 50mg/ngày) cũng cản trở hấp thu kẽm.
- Trẻ uống nhiều sữa giàu canxi sẽ tạo thành phản ứng hóa học cản trở việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn.
- Axit folic cũng có thể tương tác với kẽm khiến giảm lượng kẽm đi vào cơ thể.
- Ngoài ra nếu trẻ bị tiêu chảy, viêm ruột mạn tính… cũng giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm
Trẻ thiếu kẽm sẽ xuất hiện tình trạng lười ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, rụng tóc, móng tay dễ gãy và xuất hiện các đốm trắng (còn gọi là móng tay nổi hạt gạo), viêm loét miệng… Ba mẹ lúc này có thể cân nhắc thay đổi thực đơn để bổ sung kẽm.
Muốn biết chính xác trẻ có thiếu kẽm và các vi chất hay không thì ba mẹ cần đưa bé đi khám và xét nghiệm. Đây là cơ sở khoa học chính xác để từ đó bác sĩ sẽ thiết kế khẩu phần ăn khoa học, giúp bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn hiệu quả nhất.
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Liều dùng bổ sung kẽm khuyến cáo
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, việc bổ sung dinh dưỡng và bổ sung kẽm vì bệnh lý là khác nhau. Ba mẹ cần lưu ý để tránh nạp quá nhiều kẽm cho trẻ, bất cứ chất gì dù bổ dưỡng đến mấy mà dư thừa thì cũng đều không tốt cho con.
Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày:
- Trẻ dưới 6 tháng: 2mg/ngày
- Từ 7- 12 tháng: 3 mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ trên 14 tuổi: Bé gái 9mg/ngày; bé trai 11mg/ngày
Trong trường hợp điều trị bệnh lý:
Đối với mỗi trẻ thì tùy thuộc độ tuổi và chiều cao, cân nặng mà có phác đồ điều trị riêng. Khi muốn dùng thuốc bổ sung kẽm thì nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn chính xác. Với từng nhóm tuổi thì cách bổ sung kẽm cho trẻ chán ăn cũng khác nhau.
Thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Thực phẩm giàu kẽm thích hợp cho bé gồm tôm đồng, lươn, hàu, sò, sữa, thịt đỏ, hạt bí, hạt dẻ, hạt điều, ngũ cốc,… Tùy theo độ tuổi mà ba mẹ cần cân đối dinh dưỡng cho bé.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa là nguồn cung cấp kẽm dễ hấp thụ nhất.
- Trẻ từ 6-24 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm thì ba mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.
- Trẻ trên 2 tuổi thì có thể dùng thêm viên bổ sung kẽm nếu cần thiết. Tuy nhiên, hãy chú ý liều lượng cũng như dạng bào chế của thuốc. Thị trường thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất cho trẻ cực kỳ nhiều sản phẩm với liều lượng khác nhau. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là nguồn cung cấp kẽm dễ hấp thụ nhất
Uống bổ sung kẽm cho trẻ chậm lớn
Nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian uống bổ sung kẽm tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút.
Trong trường hợp bố mẹ nghi ngờ bé thiếu kẽm thì có thể cân nhắc cho trẻ dùng sản phẩm bổ sung vi chất tổng hợp. Trong đó có vitamin B, crom, kẽm, selen… nhằm đảm bảo giúp trẻ đủ chất, cải thiện tình trạng biếng ăn. Lưu ý không tự uống bổ sung kẽm liên tục quá 2 tuần. Nếu sau 2 tuần trẻ không có tiến triển tốt thì nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân chính xác.
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Đúng là kẽm có ảnh hưởng đến mức độ thèm ăn của trẻ nhưng không phải trẻ nào biếng ăn cũng do thiếu kẽm, cần bổ sung kẽm. Nếu muốn uống viên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thì cần có chỉ định từ bác sĩ. Theo đó thường các bé có biểu hiện thiếu kẽm lâm sàng mới được chỉ định uống thuốc.
Nếu muốn uống viên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, cần có chỉ định của bác sĩ
Việc uống bổ sung kẽm không đúng liều lượng có thể làm mất cân bằng các nguyên tố vi lượng. Thừa kẽm có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt, canxi… ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Ngoài ra, tiêu thụ kẽm quá liều sẽ gây biến chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, co thắt bụng. Bổ sung kẽm quá liều trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc kẽm.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn, ba mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn từ các loại thực phẩm giàu kẽm. Không nên cho trẻ uống viên bổ sung khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.